Kinh tế xã hội hôm nay

Trẻ em về quê tránh dịch, liệu có an toàn?

(MangYTe) - Khi trao đổi với phóng viên Kinh tế Đô thị, TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, phụ huynh đưa con về quê tránh dịch là giải pháp tối ưu nhưng rất cần quan tâm đến sự an toàn và trang bị kỹ năng cho trẻ.

 TS Vũ Thu Hương
Giải pháp tối ưu nhưng không chủ quan

Thưa bà, theo nhiều phụ huynh, cho các bé ở độ tuổi mầm non và học sinh đầu cấp tiểu học về quê tránh dịch là an toàn nhất?

- Trong tình huống chúng ta phải chống dịch kéo dài, nhiều gia đình đã đưa con về quê. Có thể nói, đứng về phía góc độ của những người lớn trong gia đình, đây là tối ưu. Bởi người lớn vẫn phải đi làm trên TP thì không thể chăm sóc trẻ em, còn ông bà ở quê khá rỗi rãi. Nhưng chúng ta sẽ gặp những vấn đề khi các con ở quê, đó là thế hệ ông bà thường rất ít kỹ năng và kiến thức để dạy trẻ. Đặc biệt, những trẻ gần cuối mầm non và đầu tiểu học phải học rất nhiều kỹ năng để chuẩn bị vào lớp 1 hoặc trau dồi các kỹ năng đang học trong trường.

Thế nhưng ông bà sẽ không biết được tất cả những điều này. Và, hơn nữa, ông bà luôn nghĩ mình lo được cho con cháu bao nhiêu là tốt bấy nhiêu, nên thường cưng chiều các cháu rất nhiều, chăm bẵm tối đa. Chính những điều đó làm cho trẻ bị ảnh hưởng với khả năng tiếp thu kỹ năng, có kỹ năng sống rất kém.

Một vấn đề khá nghiêm trọng, là các ông bà không để ý đến sự an toàn của trẻ khi chơi những đồ nguy hiểm, hoặc để trẻ ra khu vực sông, suối, ao, hồ, nếu không giám sát sẽ rất nguy hiểm.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu trẻ ở quê sẽ tránh xa dịch Covid-19, theo bà có đúng không?

- Hầu hết mọi người đều cho rằng, dịch chỉ xảy ra ở TP; điều này có phần đúng bởi ở các TP lớn, là nơi tập trung lượng cư dân lớn. Tuy nhiên, các gia đình ở TP hiện đang có ý thức chống dịch rất tốt; đa số họ cho con ở nhà, bản thân người lớn ra ngoài cũng có các biện pháp phòng hộ theo khuyến cáo của ngành y tế.

Còn ở vùng nông thôn, người dân vẫn thường xuyên lui tới nhà nhau, việc lan truyền bệnh tật lại dễ dàng hơn. Nhiều người nghĩ ở vùng quê thanh bình, rất dễ chủ quan trong phòng chống dịch, đây là điều rất nguy hiểm.

Điều chúng ta cần làm hiện nay là tập trung tuyên truyền cho tất cả những người dân ở nông thôn về ý thức phòng, chống dịch và thói quen rửa tay đúng cách. Rất cần có những cán bộ đến tận nhà người dân tuyên truyền cách rửa tay, đeo khẩu trang.

Mỗi em nhỏ là một "Chiến sĩ nhỏ chống dịch"

Khi các bé về quê cần thực hiện những điều gì để tránh dịch?

- Chúng ta có thể hướng dẫn các bé rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, thậm chí có thể hướng dẫn để các con trở thành những "chiến sĩ chống dịch Covid-19". Các con sẽ hướng dẫn những người lớn rửa tay, đeo khẩu trang và làm vệ sinh nhà cửa. Các con hoàn toàn có thể pha loãng cồn và lau rửa tất những đồ dùng trong nhà, tất nhiên những hoạt động này phải có sự giám sát của người lớn. Như thế, các con sẽ thấy vui vẻ và thoải mái vì thấy mình rất có ích trong gia đình.

Chế độ dinh dưỡng và tập luyện của các bé ra sao?

- Các bé về vùng nông thôn tránh dịch cần được quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để không bị thừa cân. Cha mẹ có thể gửi thực đơn và đề nghị ông bà cho các con ăn đầy đủ các loại thực phẩm. Nhưng, giới hạn mỗi tuần ăn bao nhiêu bữa thịt, cá, tôm, để các con không ăn quá nhiều sản phẩm nào. Cha mẹ cũng nên nhắc nhở ông bà hạn chế trẻ ăn bim bim, bánh ngọt, nước uống có ga, thực phẩm ăn nhanh...

Việc tập luyện với các em vùng nông thôn rất đơn giản. Chỉ cần có 1 cây xà hoặc 1 bộ cầu lông, các con có thể tập luyện rất lâu ở ngoài trời để có sức khỏe tốt. Các con chơi với những trò chơi đó 1 - 2 tiếng/ngày hoặc lâu hơn. Với những hoạt động như vậy, các con sẽ được tập luyện và sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, các con có thể chơi những trò dân gian như chơi ô ăn quan, chơi tam cúc, cá ngựa, sẽ hạn chế việc dùng nhiều các thiết bị điện tử như ipad, xem ti vi, điện thoại...

Xin cảm ơn bà!

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/tre-em-ve-que-tranh-dich-lieu-co-an-toan-378574.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY