Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trẻ em Việt Nam tốn tiền uống kháng sinh nhiều hơn uống sữa!

Trẻ em từ tháng thứ 6 trở đi, miễn dịch tự nhiên được truyền từ mẹ trước khi sinh sẽ không còn nữa, cơ thể trẻ phải tự xây dựng hệ miễn dịch của chính mình.
Trẻ em từ tháng thứ 6 trở đi, miễn dịch tự nhiên được truyền từ mẹ trước khi sinh sẽ không còn nữa, cơ thể trẻ phải tự xây dựng hệ miễn dịch của chính mình. Vì thế, tỉ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa tăng cao nên không ít bà mẹ cứ cho con mình uống kháng sinh một cách tùy tiện, ngay cả khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Trên thực tế, thống kê khoảng 85% các trường hợp nhiễm khuẩn ở giai đoạn này là do virus, như vậy kháng sinh không có tác dụng. Chính việc dùng kháng sinh bừa bãi khi cơ thể trẻ đang tự xây dựng hệ miễn dịch này có nguy cơ làm trở ngại, gián đoạn quá trình xây dựng hệ miễn dịch của trẻ, làm trẻ mất dần sức đề kháng non nớt đang tự củng cố.

Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho trẻ tại Việt Nam đáng báo động đến mức độ nào?

trẻ em việt nam đang uống Thu*c tốn tiền nhiều hơn uống sữa và hầu hết mỗi đợt uống Thu*c của trẻ đều có kháng sinh. Thực trạng này hy vọng giúp chúng ta tự cảnh giác, quan tâm một cách khoa học hơn trong vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe khi trẻ bị bệnh.

Cần lưu ý thêm rằng trong đời sống hàng ngày, kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản và trồng trọt …Với dư lượng kháng sinh có thể xuất hiện trong thực phẩm thường dùng, không những trẻ em mà cả người lớn khi sử dụng lâu ngày, vô tình dẫn đến các tình trạng đề kháng kháng sinh, thậm chí nguy cơ tiềm ẩn các tác dụng không mong muốn hoặc các phản ứng có hại cho cơ thể.

Việc lạm dụng kháng sinh có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe ở trẻ em?

Về cơ bản, kháng sinh là một nhóm Thu*c chỉ được sử dụng để điều trị những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Hầu hết các loại kháng sinh ngoài tác dụng điều trị đều có các tác dụng không mong muốn, có các đáp ứng, phản ứng khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Những tác dụng không mong muốn thường gặp ở trẻ em khi dùng kháng sinh thí dụ như tình trạng loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc phát ban. Theo kinh điển, cũng cần lưu ý, một số kháng sinh khi dùng kéo dài còn có thể gây ra tình trạng nhiễm độc các cơ quan như gây độc đối với gan, thận, xương (tetracyclin, sulfamid), các tế bào máu (cloramphenicol), thần kinh thính giác (streptomycin, gentamycin)... Nhưng tác hại lớn nhất của việc lạm dụng khánh sinh như chúng ta đều biết đó là tình trạng đề kháng kháng sinh hay còn gọi là lờn kháng sinh.

Một ít phụ huynh có suy nghĩ chưa đúng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, thí dụ như khi được yêu cầu phải dùng trong thời gian 5-7 ngày liên tục, sợ con mình có thể bị tác dụng phụ, lờn Thu*c hoặc trẻ khó khăn khi uống Thu*c … nên tự ý ngưng Thu*c trước thời gian quy định khi thấy giảm triệu chứng bệnh hoặc tự ý đổi sang kháng sinh khác!

Chúng ta nên làm gì để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?

Kháng sinh có thể xem là một trong những phát minh y học vĩ đại nhất của loài người. Nếu được sử dụng đúng cách, kháng sinh thực sự có thể được xem như vị thần cứu bệnh và cứu mệnh. Vì vậy sự đề kháng kháng sinh xảy ra chính là do cách sử dụng sai lầm, thiếu hiểu biết dẫn đến “vô hiệu hóa” kháng sinh khi ta bị nhiễm khuần.

Như vậy, để thoát khỏi vòng luẩn quẩn về đề kháng kháng sinh, cần phải hạn chế tối đa đến mức có thể khi phải dùng kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi không còn phương án trị liệu nào khác để giải quyết vấn đề về sức khỏe

Bên cạnh việc dùng kháng sinh khi cần, với sự tuân thủ chỉ định của bác sĩ và hiểu rõ về kháng sinh đang dùng, ta không thể quên việc xây dựng, tăng cường hệ miễn dịch đáng quý, vốn có của cơ thể.

Làm thế nào để hỗ trợ, tăngcường hệ miễn dịch cho trẻ?

Yếu tố quan trọng đầu tiên là chế độ dinh dưỡng. Khi có đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể mới có thể sản xuất ra các kháng thể, các tế bào miễn dịch để chống đỡ lại các vi khuẩn và các yếu tố tác nhân có hại. Cần cung cấp cho trẻ các vi chất dinh dưỡng như sắt, đồng, kẽm, selenium…; các vitamin tan trong nước như nhóm vitamin B, vitamin C… các vitamin tan trong dầu như các vitamin A, D, E; cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây… Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn tập ăn thường xuyên với những thực phẩm có tính kháng sinh thiên nhiên như tỏi, keo ong… để hỗ trợ cơ thể kích hoạt hệ miễn dịch giúp giảm dùng Thu*c. Tập cho trẻ thói quen vận động cơ thể điều độ mỗi ngày, ngủ đủ giấc và sinh hoạt cân đối. Theo Phó Giáo Sư – Tiến Sỹ Trường Văn Tuấn
Chủ Tịch Hội Dược Sỹ Bệnh Viện TPHCM
Phó Chủ Tịch Hội Dược Học TPHCM Cũng cần biết thêm, từ xa xưa con người đã biết tác dụng rất tốt của keo ong. Những năm 350 trước Công nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng keo ong để chữa các áp xe, người Assyria đã sử dụng keo ong để chữa lành vết thương… Cho tới nay, với công nghệ chiết xuất tiên tiến, cũng như được các nhà khoa học đông y lẫn tây y nghiên cứu và phát triển, keo ong đã được xác nhận là thành phần, phương Thu*c hết sức giá trị, có tác dụng, hiệu quả tốt như tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, kháng viêm, điều hòa miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống loét, giúp chóng lành vết thương và kích thích lên da non nhanh chóng…

Trong keo ong, đã phát hiện có chứa các thành phần có giá trị như: protein, axit amin, vitamin, khoáng chất, các flavonoid… Chính vì vậy, keo ong cũng là một trong những phương tiện giúp hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ hoạt động tốt hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tre-em-viet-nam-ton-tien-uong-khang-sinh-nhieu-hon-uong-sua-22074.html)
Từ khóa: trẻ em

Chủ đề liên quan:

nhiều hơn trẻ em uống sữa việt nam

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY