Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị: Nguyên nhân và cách xử trí

Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị là dấu hiệu của bệnh gì? Có đáng lo không? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này ngay!

dựa vào số lần đi ngoài và đặc tính phân là cách để mẹ xác định được tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé. khi thấy trẻ sơ sinh 3 ngày không ị mẹ không nên quá lo lắng. lý do bởi nguồn thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa khiến số lần đi ngoài của trẻ cũng không giống nhau.

Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị

Trẻ sơ sinh thường đi tiểu tiện 10-20 lần/ngày và đi đại tiện 10 lần/ngày. khi bé lớn dần lên trong những tháng tiếp theo, số lần đi tiêu cũng sẽ giảm dần. số lần đi ngoài của những bé bú sữa mẹ hoàn toàn khác so với dùng sữa công thức.

1. Vì sao trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài?

Tình trạng táo bón hầu như không thấy ở trẻ sơ sinh. mặc dù vậy, một số nguyên nhân có thể tăng nguy cơ táo bón ở trẻ như:

+ Chế độ ăn dặm không phù hợp

Với chế độ ăn quá nhiều thức ăn rắn, đặc biệt là các sản phẩm từ gạo sẽ dẫn đến tăng hấp thụ nước trong ruột. Phân di chuyển khó hơn, dễ bị đọng lại trong thành ruột và dẫn đến không thể đi ị hoặc các dấu hiệu táo bón khác.

Không bổ sung đủ chất lỏng hoặc ăn ít chất xơ cũng sẽ dẫn đến tình trạng trẻ khó đi đại tiện. dùng sữa công thức và bột ăn dặm không phù hợp là nguyên nhân khiến phân của bé cứng hơn.

Không bổ sung đủ chất lỏng hoặc ăn ít chất xơ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó đi đại tiện

Dị ứng với các protein trong sữa hoặc không nạp thực phẩm sẽ dẫn đến xuất hiện các dấu hiệu táo bón. Mất nước từ thức ăn hoặc chế độ ăn thiếu chất lỏng cũng dẫn đến phân khô cứng và dẫn đến táo bón.

+ Điều kiện y tế

sơ sinh 3 ngày không ị là tình trạng có thể thấy do những bất thường về thể chất, dị tật bẩm sinh.

Cụ thể nguyên nhân:

- Thực tràng có vị trí bất thường, tắc nghẽn ruột dẫn đến dấu hiệu khó đi ngoài, táo bón.

- Do những bệnh lý nguy hiểm như xơ nang, viêm ruột, lồng ruột,… dẫn đến tình trạng đại tiện khó khăn trong một thời gian tương đối dài.

- Một số bệnh lý hiếm gặp: suy giáp, bệnh Hirschsprung.

Không bổ sung đủ chất lỏng hoặc ăn ít chất xơ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó đi đại tiện

2. Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ị có sao không?

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà số lần đi ngoài trong ngày của trẻ cũng không giống nhau. nếu sau 3 ngày không đi ngoài mà trẻ vẫn đi bình thường được và ăn uống khỏe mạnh bình thường thì mẹ có thể yên tâm. có thể chỉ vì bé chưa muốn đi ăn ngoài.

 Với trường hợp, trẻ không “chịu” đi mẹ có thể gây ra vài kích thích nhỏ để khuyến khích bé đi ngoài. Nhúng bông tăm vào ít dầu ăn hoặc Vaseline cho trơn rồi đưa vào hậu môn của bé chừng 1 cm và đưa ra đưa vô nhẹ nhàng. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Nếu sau 3 ngày không đi ngoài mà trẻ vẫn đi bình thường được và ăn uống khỏe mạnh bình thường thì mẹ có thể yên tâm

Tuy nhiên, nếu trẻ không đi ngoài kèm theo những dấu hiệu rặn đỏ mặt tía tai, đau bụng, phân cứng, có lẫn máu. Kèm theo đó là chán ăn, bụng cứng, quấy khóc. Có thể đây là dấu hiệu của chứng táo bón hoặc mắc bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Mẹ nên kịp thời đưa bé đi khám bác sĩ.

3. Trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài do táo bón xử lý như thế nào?

Với những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, rất hiếm khi bị táo bón hoặc những vấn đề về tiêu hóa. nếu thấy trẻ khó đi ngoài thì đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc dị tật bẩm sinh. cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán và kịp thời khắc phục.

+ Đối với trẻ bú mẹ:

- Massage phần dưới cơ thể: Massage là cách hiệu quả để tránh áp lực lên bụng.  Để cho trẻ nằm thẳng và chuyển động chân trẻ theo tư thế đạp xe đạp một cách nhẹ nhàng. Đây là cách hiệu quả để giảm áp lực lên bụng và giúp phân dễ dàng di chuyển trong ruột.

Đặt tay ngay rốn của trẻ và chuyển động tay theo chiều kim đồng hồ

- Massage bụng: Đặt tay ngay rốn của trẻ và chuyển động tay theo chiều kim đồng hồ. Để tăng hiệu quả khi massage, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại kem dưỡng da, dầu cho trẻ em.

- Tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm lên bụng là cách hiệu quả giúp trẻ thư giãn và giảm căng thẳng ở hệ thống tiêu hóa.

- trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có thể do phản ứng với một số chất có trong thực phẩm của mẹ. điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ là cách hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này.

- Dùng Thu*c nhuận tràng tự nhiên cũng là cách để trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này cần có sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa và chỉ áp dụng cho trẻ ít nhất từ 4 tháng tuổi.

Tốt nhất là nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời

+ Đối với trẻ bú sữa công thức

So với trẻ bú sữa mẹ, trẻ bú sữa công thức có tỷ lệ táo bón cao hơn. Trong sữa công thức chứa quá nhiều dưỡng chất khiến trẻ khó tiêu hóa hơn. Tốt nhất là nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

Cần bổ sung nhiều nước hơn cho trẻ

Đối với trẻ bú sữa công thức bị không đi ị 3 ngày hoặc bị táo bón, cha mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý như:

+ Bổ sung nhiều nước hơn cho trẻ. Lý do bởi trong sữa công thức thường chứa ít chất lỏng, khiến đại tràng của trẻ bị thiếu nước và dẫn đến tình trạng táo bón. Có thể cho trẻ uống nước ép trái cây, nước ép rau củ hoặc các loại đậu xay nhuyễn. Thay đổi loại sữa đảm bảo sao cho phù hợp nhất với thể chất và độ tuổi của trẻ. 

+ Trong chế độ ăn dặm của trẻ cần cân bằng các nhóm thực phẩm hơn. Thêm nhiều loại rau xanh, chất xơ, rau củ quả, trái cây. Tham khảo ý kiến để sử dụng các loại Thu*c, sản phẩm hỗ trợ nhuận tràng tự nhiên cho trẻ. Không tự ý sử dụng Thu*c khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

>>> Xem thêm:

- Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng khi nào đáng lo ngại?

- Mẹ bị đi ngoài có nên cho bé bú hay không?

Trong chế độ ăn dặm của trẻ cần cân bằng các nhóm thực phẩm và thêm nhiều loại rau xanh, chất xơ, rau củ quả, trái cây 

4. Đưa trẻ đến bệnh viện trong trường hợp nào?

Sau 7 – 10 ngày áp dụng các biện pháp khắc phục tự nhiên mà không mang lại kết quả, cần kịp thời đưa trẻ đến viện.

Gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng sau đây:

+ Bé quấy khóc, chán ăn, buồn nôn và nôn. Nôn ra nước bọt và chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây.

+ Bé co giật và sốt.

+ Bụng trẻ bị sưng to hay cứng.

+ Liên tục khóc, có dấu hiệu mất nước.

Gặp tình trạng trẻ sơ sinh 3 ngày không ị, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi thêm để có cách xử trú phù hợp nhất

trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón. mặc dù tình trạng này có thể tự khắc phục, tuy nhiên cha mẹ hoặc người chăm sóc cần nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý phù hợp. cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi thêm. nếu bé 4, 5, 6, 7 ngày chưa ị, phân cứng, rặn mạnh thì cần kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời. với một số kiến thức hữu ích và lời khuyên trên đây, hi vọng sẽ giúp mẹ kịp thời cải thiện cho con.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-so-sinh-3-ngay-khong-i-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-392246.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-so-sinh-3-ngay-khong-i-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-392246.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-so-sinh-3-ngay-khong-i-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-392246)

Tin cùng nội dung

  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY