Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ, xử lý thế nào?

Khi bé bị tắc lệ đạo biểu hiện dẽ nhận thấy là  hay bị chảy nước mắt sống và ghèn mắt. Hiện tượng chảy nước mắt sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mi mắt.

BSCK2 Mỹ Huệ (Suckhoedoisong.vn) cho biết: Tắc lệ đạo bẩm sinh gặp 50% ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ có triệu chứng chảy nước mắt tự nhiên và liên tục, viêm kết mạc kéo dài và tái đi tái lại. Hầu hết tắc lệ đạo bẩm sinh tự khỏi sau 4-6 tuần nhưng có một số trường hợp cần được can thiệp.

Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo. Khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài.

Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ.

Nhiều người nhầm tưởng các bé ảnh hưởng từ nước ối bẩn trong quá trình mẹ chuyển dạ thì bị mắc bệnh này. Song thực tế đây là bệnh bẩm sinh, do có màng bít ở ống lệ đạo.

Nguyên nhân gây tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp và thường biểu hiện trong những ngày đầu sau sinh. bất thường này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có thể tự hồi phục sau một khoảng thời gian. tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng một số nguyên nhân phổ biến như: không có hoặc hẹp điểm lệ nằm ở góc trong của mắt (là điểm khởi đầu của ống lệ đạo). dò ống lệ mũi bẩm sinh.

Tắc lệ đạo bẩm sinh thường gặp khoảng 50% trẻ sơ sinh. Nguyên nhân thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ổng lệ mũi còn màng tắc, hoặc do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.

Ngoài ra, bất thường vùng xương hàm mặt cũng làm tăng khả năng mắc phải tắc lệ đạo, gặp trong hội chứng Down.

Polyp mũi làm tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi có thể là nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh. Hoặc bất kỳ một khối u nào có khả năng gây chèn ép ống dẫn nước mắt đều là nguyên nhân của tắc lệ đạo.

Hình ảnh bé bị tắc lệ đạo mắt trái.

Dấu hiệu nhận biết tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

Khi bé bị tắc lệ đạo biểu hiện dẽ nhận thấy là hay bị chảy nước mắt sống và ghèn mắt. Hiện tượng chảy nước mắt sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mi mắt.

Điều cha mẹ dễ nhận thấy là mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi, ngấn đầy nước mắt, thậm chí nước mắt rơi thành giọt. Khi bé biết đưa tay thì hay dụi mắt, đỏ da bờ mi. Viêm kết mạc (mắt đỏ) kéo dài và tái đi tái lại.

Đây là một trường hợp tắc lệ đạo hai bên. Cả hai mắt đều bị ảnh hưởng, mặc dù phía mắt trái có nhiều chất tiết hơn mắt phải.

Cần làm gì?

Ở trẻ sơ sinh, trước 3 tháng tuổi nếu phát hiện tắc lệ đạo cha mẹ chỉ cần giữ vệ sinh mắt đúng cách. Cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé có thể dùng bông y tế thấm nước đun sôi để nguội (hoặc dùng nước muối S*nh l*) nhẹ nhàng lau mắt cho bé 3-5 lần/ngày để lấy hết ghèn bám quanh mắt.

Có thể mát-xa vùng túi lệ, không cần can thiệp y khoa vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Mát-xa mắt thông tuyến lệ cần kiên trì, hàng ngày và khoảng 1-2 tháng sẽ khỏi. Nếu sau thời gian mát-xa mắt không hiệu quả thì cần sử dụng can thiệp y khoa. Mát-xa theo các bước sau: Trước hết rửa tay sạch sẽ, đặt trẻ nằm, một tay giữ đầu trẻ. Dùng ngón trỏ của tay kia đặt lên góc trong mắt, hướng lên trên tạo với trục mắt một góc khoảng 10-15 độ. Ấn nhẹ đầu ngón trỏ, day ngược lên phía trên và về phía mắt để đẩy mủ trong túi lệ (nếu có) qua lệ quản ra ngoài.

Sau đó, dùng bông lau sạch mủ nhầy. Nhỏ 1-2 giọt muối S*nh l* hoặc Thu*c nhỏ mắt theo chỉ định bác sĩ vào túi kết mạc, chờ 1-2 phút, sau đó đặt lại đầu ngón trỏ vào vị trí cũ, ấn một áp lực vừa phải và miết dọc xuống dưới về phía cạnh mũi, lặp lại thao tác này 10-15 lần.

Các bước này nên thực hiện mỗi ngày 3 lần, sau một tháng không khỏi thì cần đưa trẻ đi khám lại để bác sĩ tư vấn cách điều trị thích hợp.

Lưu ý: Trong thời gian trẻ được phát hiện có tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé. Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/tre-so-sinh-bi-tac-tuyen-le-xu-ly-the-nao-5659590.html)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY