Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì để đảm bảo chất lượng sữa cho con? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về vấn đề này.

trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì? câu hỏi này được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm, nhất là với các chị em lần đầu làm mẹ. bởi vì, trong giai đoạn này, thức ăn chủ yếu của bé là nguồn sữa mẹ. do đó, để không khiến tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn, sữa phải đảm bảo chất lượng, không chứa các thành phần gây kích ứng da bé.

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là tình trạng mãn tính có thể do di truyền hoặc do các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tác động. thường khởi phát từ giai đoạn 2 tuần tuổi, nhất là ở những em bé bụ bẫm. bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ, điển hình là các tổn thương trên da. ngoài ra, kèm theo đó trẻ sơ sinh còn bị tiêu chảy, viêm tai giữa,…

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh xuất hiện phổ biến ở vùng mặt. khi bệnh chuyển biến nặng hơn, vùng da bị tổn thương bắt đầu lan dần xuống các vùng da khác trên cơ thể. bệnh có thể thuyên giảm khi trẻ trưởng thành. tuy nhiên, đây là bệnh mãn tính nên có nhiều khả năng kéo dài dai dẳng, thậm chí là cho đến hết cuộc đời.

Trong giai đoạn sơ sinh, cơ thể bé khá yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoạt động hoàn chỉnh khiến bé dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Thời gian nhũ nhi, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ hoặc một số loại sữa công thức. Trong đó, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của con. 

Chính vì thế, để bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không nghiêm trọng hơn, mẹ bỉm sữa cần tránh ăn một số loại thực phẩm chứa thành phần gây kích ứng cho da bé. cụ thể như sau:

Các sản phẩm từ sữa

Một số sản phẩm sản xuất từ sữa như phô mai, sữa chua, kem,… có thể khiến da trẻ sơ sinh bị dị ứng nhiều hơn. các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, trong những sản phẩm này chứa hơn 20 loại chất nguy cơ khiến trẻ bị dị ứng, dẫn đến viêm da cơ địa.

Không những thế, một số bé còn gặp vấn đề về hệ tiêu hóa khi tiếp xúc với protein có trong sữa bò. lúc này, hệ thống tiêu hóa của trẻ phản ứng lại với protein do nghi ngờ nó là chất dị ứng. cơ thể trẻ bắt đầu có những triệu chứng phản ứng lại như phát ban. tình trạng này kéo dài sẽ gây nên bệnh viêm da cơ địa.

Chính vì thế, trong thời gian con bú mẹ, chị em nên hạn chế sử dụng các chế phẩm từ sữa bò, sữa công thức. mẹ bỉm có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại sữa bổ sung phù hợp, tránh tình trạng bé bú mẹ khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nặng hơn.

Đậu nành và thực phẩm chế biến từ đậu nành

Đậu nành cũng là một trong số những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. bởi, trong đậu nành chứa một số loại protein tương tự như loại có trong sữa bò, gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. chính vì thế, trong thời gian bé bị viêm da cơ địa, mẹ bỉm nên hạn chế ăn đậu nành hoặc sử dụng các sản phẩm chế biến từ đậu nành.

Lúa mì và bắp (ngô)

Một số trẻ có thể bị dị ứng khi ăn lúa mì và ngô. tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm xuất hiện phổ biến trong nhiều sản phẩm đóng gói. do đó, chị em giai đoạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần trước khi ăn. cố gắng tránh các món có lúa mì hoặc ngô đến khi con giảm triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra.

Trứng – Đậu phộng

Người ta thống kê được rằng có đến 70% trường hợp viêm da cơ địa bùng phát có liên quan đến trứng hoặc đậu phộng. để tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh nhanh chóng phục hồi, mẹ bỉm nên tránh ăn những món có hai nguyên liệu này.

Hạn chế thực phẩm giàu đạm

Đạm rất tốt cho cơ thể người trưởng thành. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, việc trong sữa mẹ có quá nhiều đạm có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, mẹ không nên ăn những thực phẩm chứa hàm lượng đạm quá cao.

Sở dĩ mẹ không nên bổ sung quá nhiều đạm là vì nếu sữa mẹ giàu đạm sẽ khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu, nhiều trường hợp con còn bị buồn nôn. ngoài ra, quá trình chuyển hóa đạm cũng phức tạp hơn, trong khi cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu. do đó, nếu vô tình bổ sung quá nhiều thực phẩm nhiều đạm, trẻ có thể bị viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn.

Vì thế, mẹ bỉm nên tránh ăn một số thực phẩm chứa đạm cao như thịt gà, cừu, bò, trứng sữa, mực, tôm,…

Tránh ăn món ăn nhiều dầu mỡ và gia vị

Mẹ bỉm nên tránh những món ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ hoặc gia vị để đảm bảo chất lượng sữa cho con. Bởi, dầu mỡ, gia vị cũng là một trong những nguyên liệu gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh. Chúng ứ đọng trong cơ thể khiến hệ thống miễn dịch giải phóng ra các chất gây viêm niêm mạc, da.

Ngoài ra, nếu mẹ ăn nhiều thức ăn dầu mỡ và nhiều gia vị, sau khi bú cơ thể trẻ dễ bị đổ mồ hôi, tình trạng này khiến da bé ngứa ngáy nhiều hơn. chính vì thế, nếu mẹ bỉm muốn tình trạng viêm da cơ địa của con được cải thiện thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống. chọn lựa thực phẩm lành mạnh để bổ sung dinh dưỡng cho bé khỏe.

Nho

Nếu trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, mẹ bỉm sữa nên tránh ăn nho hoặc các sản phẩm được chế biến từ quả nho. bởi vì, trong loại quả này, hàm lượng salicylat và amin khá phong phú. chúng có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát dữ dội. mẹ có thể thay nho bằng các loại quả khác để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể như táo, lê.

Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô tưởng chừng là một món ăn vặt lành mạnh cho mẹ bỉm sữa. tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm mà mẹ nên kiêng trong giai đoạn trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa. bởi vì, chúng có chứa hàm lượng salicylat, amin, sulphite, bột tạo ngọt,…khiến cho chứng viêm da của con nghiêm trọng hơn.

Do đó, trong quá trình điều trị bệnh cho con, mẹ nên tránh ăn các loại quả sấy khô như chà là, mận, mơ sấy,…Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung các loại trái cây tươi hoặc tự phơi mà không có chất bảo quản để đảm bảo chất lượng sữa chua con.

Thức ăn chế biến sẵn

Trong các thức ăn được chế biến sẵn, đóng hộp lượng chất bảo quản, phụ gia khá cao. những thành phần này có hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với cơ thể trẻ nhỏ. điển hình, chất nitrit từ thịt hộp khó đào thải, thường bị tích tụ ở gan, dẫn đến tình trạng mề đay mẩn ngứa bùng phát. đặc biệt, là tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

Không chỉ có thế, mẹ bỉm cũng nên hạn chế ăn xúc xích hoặc các loại chả. Do trong những thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn polyphosphate tác động đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể trẻ. Từ đó bé có thể phải đối mặt với tình trạng xương chậm phát triển, dễ tổn thương. 

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã chỉ ra những tác hại khi mẹ bỉm sữa ăn những món ăn gây dị ứng khiến tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh trở nên nặng nề. do đó, để tránh những hệ lụy không mong muốn xảy đến với con, chị em nên lưu ý tránh ăn những thực phẩm kể trên để quá trình điều trị chứng viêm da ở trẻ sơ sinh diễn ra mau chóng và an toàn.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Như đã đề cập, viêm da cơ địa thực tế là bệnh mãn tính. nếu gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể tái phát dễ dàng hoặc kéo dài dai dẳng không dứt. trường hợp bệnh nhân là trẻ sơ sinh càng khó khăn trong việc điều trị. 

Do đó, một trong các biện pháp giúp con mau chóng khỏi bệnh là việc mẹ thay đổi chế độ ăn uống. nguồn sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt sẽ giúp sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh được cải thiện. ngoài ra, trong quá trình chăm sóc và điều trị, mẹ bỉm cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

    Bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây, rau xanh tốt giúp trẻ hấp thụ được nguồn dinh dưỡng hợp lý giúp viêm da nhanh hồi phục.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?”. để tình trạng viêm da nhanh chóng phục hồi, mẹ nên kết hợp thăm khám y tế cho con. bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

    Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh & chăm sóc bé
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý
  • Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, ngoan và nhanh lớn

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-so-sinh-bi-viem-da-co-dia-me-nen-kieng-an-gi)

Tin cùng nội dung

  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ nhưng sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Em hỏi BS điều trị có kiêng ăn mặn không thì BS nói không cần, bảo bệnh của em không sao, nhưng em vẫn thấy lo.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY