Mới đây, cháu V.N.H.G, 2 tuổi, trú tại thị xã Cửa Lò, nhập viện do uống chất tẩy rửa dạng bột. Sau khi uống, cháu có biểu hiện buồn nôn, quấy khóc, môi sưng nề, tấy đỏ. Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu đã tiến hành tiêm kháng sinh, truyền dịch, giảm đau, chống sưng, rửa vết bỏng, kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến thực quản.
Trước đó, cháu H.T.T.U, 4 tuổi, trú tại Xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, nhập viện vì ngộ độc dầu hỏa. Nguyên nhân sự cố là do cha mẹ cháu để dầu trong chai giống nước giải khát. Sau đó, cháu U nhanh chóng được mẹ đưa vào viện.
Theo bs.cki nguyễn hùng mạnh - trưởng khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện sản nhi nghệ an, việc ăn, uống nhầm hóa chất là một dạng T*i n*n khá phổ biến ở trẻ em. hóa chất trẻ uống nhầm có thể là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ... trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do trẻ đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. tổn thương còn tùy theo loại hóa chất, nồng độ hóa chất, thời gian và liều lượng mà trẻ nuốt hoặc ăn phải.
Khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu. ngoài ra, phụ huynh nên nhanh chóng quan sát thứ cháu uống nhầm là chất gì, bởi thông tin này rất quan trọng để bác sĩ xử lý ban đầu khi bé nhập viện.
Cha mẹ cần giúp trẻ nôn ra khi phát hiện cháu uống nhầm hóa chất không bay hơi, bằng cách dùng một miếng vải nhỏ bọc đầu ngón tay đặt nhẹ vào nửa bên trong của lưỡi. sau khi nôn, nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Trường hợp bé uống phải chất bay hơi, ví dụ như nước rửa sơn móng tay, xăng dầu… thì tuyệt đối không được gây nôn. khi đó, phụ huynh phải đưa bé vào viện cấp cứu gấp, không nên mất thời gian tìm cách sơ cứu ban đầu.
Để tránh trẻ uống nhầm hóa chất, các bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu khuyến cáo phụ huynh để các loại Thu*c, hóa chất xa tầm tay của trẻ. những chất có độc tính cao như hóa chất diệt côn trùng, dung môi pha sơn... cần để những hộp riêng, có khóa. không đựng đồ uống vào chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. ngược lại, không đựng hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống nhằm tránh nhầm lẫn.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện sản nhi nghệ an hóa chất ngộ độc hóa chất nguy kịch sơ cứu thuốc tẩy rửa trẻ uống nhầm hóa chất uống nhầm uống nhầm hóa chất xăng dầu