Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Triaxobiotic - Thuốc kháng sinh diệt khuẩn

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não mủ, Nhiễm khuẩn ổ bụng, Nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm và vết thương, Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Thành phần

Ceftriaxone.

Chỉ định

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não mủ.

Nhiễm khuẩn ổ bụng.

Nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm và vết thương.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Nhiễm khuẩn ở thận, đường tiết niệu Sinh d*c (cả bệnh lậu).

Nhiễm khuẩn tai mũi họng.

Phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật.

Liều dùng

Người lớn và trẻ > 12 tuổi: 1 - 2 g/24 giờ, dùng 1 lần/ngày.

Sơ sinh: 20-50 mg/kg.

Trẻ 3 tuần tuổi-12 tuổi: 20-80 mg/kg, liều > 50 mg/kg phải truyền tĩnh mạch chậm > 30 phút.

Liệu trình: 4-14 ngày (tiếp tục dùng ít nhất 2-3 ngày sau khi hết các triệu chứng nhiễm khuẩn).

Viêm màng não mủ ở trẻ em: Bắt đầu 100 mg/kg (không quá 4 g/ngày), sau đó chỉnh liều cho thích hợp.

Lậu không biến chứng: Liều duy nhất 250 mg tiêm bắp.

Phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật: Liều duy nhất 1- 2 g tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật 30 - 90 phút.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Thuốc/cephalosporin khác.

Tiêm bắp ở trẻ < 2 tuổi, phụ nữ mang thai & cho con bú.

Thận trọng

Nếu nghi ngờ nhiễm Pseudomonas aeruginosa: Nên đề phòng khả năng kháng kháng sinh cao (> 60%) & nên phối hợp một aminoglycoside.

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin hoặc beta-lactame khác; suy thận nặng kèm suy gan: giảm nhẹ liều; suy thận & suy gan: theo dõi định kỳ nồng độ ceftriaxone huyết tương.

Phản ứng phụ

Ít xảy ra, nhẹ và nhanh hết: Phản ứng ngoài da, ban đỏ, ngứa, mày đay, buồn nôn.

Tương tác Thuốc

Aminoglycoside (tiêm riêng biệt với ceftriaxone).

Chloramphenicol, tetracycline.

Thuốc uống ngừa thai.

Test Coombs, glucose niệu, galactose: ( ) giả.

Trình bày và đóng gói

Bột pha tiêm: 500 mg; 1 g; 2 g.

Nhà sản xuất

Tenamyd Pharma.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/t/triaxobiotic/)

Tin cùng nội dung

  • Con em được 5 tháng bị viêm phổi. Sau khi tiêm kháng sinh cháu bị tiêu chảy. Xin Mangyte cho lời khuyên.
  • Kháng sinh (KS) là loại Thu*c đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn. Giống như những loại Thu*c khác, KS cũng có các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY