Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trời nóng uống trà đá giải nhiệt đừng phạm 4 sai lầm này kẻo hỏng thận, hỏng dạ dày

Trà đá là thức uống dân dã, giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè. Loại đồ uống này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách thì có thể gây ra tác dụng phụ.

Nước trà giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. so với những loại đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, đồ có gas thì trà đá tốt hơn hẳn.

Nước trà chứa các chất chống oxy hóa, mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm tình trạng viêm, giảm hôi miệng, ngừa sâu răng...

Tuy nhiên, trà đá cũng có thể mang lại một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.

Ảnh minh họa


Một số tác dụng phụ của trà đá

Sỏi thận

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy rằng trong trà có chứa lượng oxalate lớn. đây là thành phần có thể gây ra sỏi thận. vì vậy, nếu bạn dùng trà đá thường xuyên, đặc biệt là trà đặc thì nguy cơ mắc sỏi thận cũng có thể tăng cao hơn.

Bệnh tiểu đường

Nhiều người có thói quen uống trà thêm đường để tăng hương vị. Nếu sử dụng với tần suất thấp thì loại đồ uống này không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Người ta cũng thường dùng trà đường để giúp cải thiện huyết áp ở những người đang bị hạ huyết áp. Tuy nhiên, thường xuyên uống trà thêm đường sẽ khiến bạn bị dư thừa đường, thừa năng lượng, dễ gây tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các bệnh về tim mạch

Trong trà có chứa caffein. Sử dụng trà đặc hoặc uống quá nhiều sẽ làm tăng hàm lượng caffeintiêu thụ trong ngày vàcó thể làm tăng huyết áp, tim đập nhanh, gây rối loạn nhịp tim...

4 thói quen cần tránh khi uống trà

Uống trà quá nóng hoặc quá lạnh

Khi pha với nước quá nóng, hương vị của trà sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, uống nước quá nóng cũng gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa. Nếu uống trà ấm, nhiệt độ lý tưởng của nước là từ 52-62 độ C.

Trong khi đó, uống trà quá lạnh hoặc bỏ nhiều đá vào trà sẽ gây viêm họng, sinh ra nhiều đờm, đặc biệt là vào mùa đông.

Uống trà ngay sau khi ăn

Nhiều người Việt có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn để làm sạch miệng, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Lá trà có chứa tannin. Chất này có thể kết hợp với thức ăn tạo ra những hợp chất kết tủa, gây ứ đọng trong hệ tiêu hóa, khiến thức ăn khó phân giải và hấp thụ. Thường xuyên sử dụng trà ngay sau bữa ăn có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón, tích lũy các chất có hại trong cơ thể.

Uống trà đã pha từ lâu

Bạn nên uống trà ngay sau khi pha để đảm bảo hương vị của loại đồ uống này. Trà pha lâu, đặc biệt là để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống trà khi đói

Uống trà khi đói có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày. Nước trà khi đi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và khiến việc hấp thu caffein trở nên dễ dàng hơn. Đây là lý do nhiều người cảm thấy chóng mặt, đánh trống ngực, chân tay yếu, run rẩy và một số triệu chứng khác khi uống trà vào lúc đói.

Ngoài ra, uống trà đá khi đói cũng có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/troi-nong-uong-tra-da-giai-nhiet-dung-pham-4-sai-lam-nay-keo-hong-than-hong-da-day.html

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/troi-nong-uong-tra-da-giai-nhiet-dung-pham-4-sai-lam-nay-keo-hong-than-hong-da-day/20220626035705796)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Nếu bạn thật sự thích uống trà đá thì đây là thời điểm lý tưởng cho bạn hạn chế dùng chúng.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY