Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Trước 3 tuổi, bố mẹ cần dứt khoát cai 3 món đồ này cho con để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này

Một số thói quen duy trì lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn tác động không tốt đến tâm lý và việc hình thành tính tự lập ở trẻ.

1. Bình sữa

Khi trẻ hơn 2 tuổi, cha mẹ nên cố gắng cho trẻ uống nước bằng cốc thay vì uống bằng bình sữa. vì nếu trẻ dùng bình thường xuyên sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc. bú bình là nguyên nhân dẫn tới sâu răng, mòn răng, ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn thô của trẻ. thực tế, răng vĩnh viễn chỉ bắt đầu mọc thay răng sữa khi trẻ khoảng 6 tuổi. do đó, nếu trẻ bị mòn răng, nhai kém, chúng phải chịu đựng vấn đề ăn không ngon ít nhất vài năm.

Trước 3 tuổi, bố mẹ cần dứt khoát

Việc sử dụng bình ti lâu dài làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. đã có những trường hợp trẻ nghiện dùng bình sữa, nên sau khi bú no vẫn bú thêm bình sữa, làm năng lượng đưa vào quá nhiều. nhưng nhiều phụ huynh lại vui mừng vì nghĩ rằng con ăn được nhiều. hơn nữa, một số trẻ kén ăn có thể "mượn cớ" ngậm bình sữa để tránh ăn làm chế độ ăn của trẻ bị lệch đi và không khỏe mạnh.

Bú bình nhiều làm thay đổi vị trí răng vĩnh viễn, ảnh hưởng sự phát triển các cơ mặt và vòm hầu, dẫn đến nguy cơ lệch răng và phải chỉnh nha khi trẻ lớn lên. ngoài ra, nếu trẻ vừa nằm ngủ vừa bú bình, sữa có thể chảy vào tai, gây nhiễm trùng. do đó, bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo cha mẹ không nên cho bé bú bình, hoặc dùng bình sữa uống nước trong thời gian dài để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Núm vú giả

Trước 3 tuổi, bố mẹ cần dứt khoát

Không nên cho trẻ dùng ti giả khi đã lớn.

Học viện nha khoa nhi khoa hoa kỳ (aap) khuyến cáo rằng trẻ em nên ngừng sử dụng núm vú giả khi đã được 3 tuổi hoặc thậm chí là sớm hơn. việc sử dụng núm vú giả kéo dài có thể gây ra những thay đổi trong quá trình phát triển khuôn mặt cho trẻ. khi bố mẹ để con dùng ti giả nếu bé đã hơn 3 tuổi, con sẽ phát triển một số vấn đề nhất định, chẳng hạn như gặp rắc rối trong việc cắn. do đó, con có thể không có đủ khả năng để thực hiện hành vi này như trẻ bình thường.

Ngoài ra, sự liên kết của răng hoặc xương cũng không thể phát triển hoàn thiện, dẫn đến hiện tượng răng khấp khểnh thiếu thẩm mỹ. mặt khác, việc sử dụng núm vú giả còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa. động tác mút liên tục của bé làm cho các ống thính giác bị mở bất thường, cho phép dịch tiết từ cổ họng thấm vào tai giữa. điều này vô tình tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra một cách dễ dàng.

3. Tã giấy

Trước khi bé 3 tuổi phải

Khoảng 1,5 tuổi, bố mẹ không nên cho bé mặc bỉm 24/24 giờ trong ngày nữa (ảnh minh họa).

Ngay từ khi mới ở bệnh viện về, bé sơ sinh đã được dùng tã giấy (bỉm), vừa đảm bảo vệ sinh cho con, vừa giúp mẹ được nghỉ ngơi. vì tính tiện dụng nên trên thực tế, ngày càng có nhiều bé vẫn mặc bỉm dù đã tròn 3 tuổi. một số bố mẹ thậm chí còn để con mặc bỉm cho tới lúc bé được 4 hoặc 5 tuổi.

Theo các chuyên gia và bác sĩ nhi khoa, bé phải được dạy cách ngồi bô khi được 18 tháng tuổi, tức là 1 tuổi rưỡi.

Trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, các bé tập trung nhiều vào việc đi tiêu và đi tiểu. dạy bé ngồi bô trong độ tuổi này, bé sẽ nhanh chóng nắm bắt được, còn ngoài độ tuổi này, bé sẽ có khả năng chống đối. chính vì vậy khi được khoảng 18 tháng tuổi, mẹ không nên mặc bỉm cho bé suốt cả ngày, thay vào đó là lựa chọn các loại quần áo sơ sinh thoải mái để dễ dàng dạy bé làm quen với việc ngồi bô. trẻ từ 3 tuổi bỏ bỉm sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đi vệ sinh tự chủ, ngoài ra việc sử dụng bỉm trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, chẳng hạn như gây bí bách, ngứa da.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/truoc-3-tuoi-bo-me-can-dut-khoat-cai-3-mon-do-nay-cho-con-de-tranh-anh-huong-den-suc-khoe-cua-tre-sau-nay-20210115173235452.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY