Tin tức hôm nay

Tin tức

Truyền gần 8 lít dịch cao phân tử cứu sống bé gái 5 tuổi

Tối 3/1, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết bệnh viện truyền gần 8 lít dịch cao phân tử, dung dịch Albumin và chể phẩm máu chống sốc, kết hợp dẫn lưu ổ bụng giải áp kịp thời cứu sống bé gái sốc sốt xuất huyết Dengue nặng cận kề cửa tử.

Bé gái n.k.l. (5 tuổi, quê ở kon tum) bị sốc sốt xuất huyết nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi và màng bụng nặng được bệnh viện bình tân chuyển đến bệnh viện nhi đồng tp hồ chí minh với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết dengue nặng ngày thứ năm.

Bé gái nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Ngay sau nhập viện, diễn tiến bệnh phức tạp hơn, bệnh nhi bị tái sốc, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa và suy hô hấp nặng. bé được xử trí khẩn trương tại khoa cấp cứu và nhanh chóng chuyển khoa hồi sức tích cực - chống độc.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ ngô văn tuấn an khẩn trương tích cực điều trị đúng theo phác đồ của bộ y tế, hồi sức sốc bằng dịch truyền, Thu*c vận mạch, hỗ trợ đặt nội khí quản thở máy, chọc dò dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực ổ bụng nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan, đồng thời truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng.

Các bác sĩ tích cực chữa trị cho bệnh nhi

Nhận định tình trạng bệnh nhân đang diễn tiến phức tạp, mức độ thất thoát huyết tương nhiều mặc dù đã truyền một lượng lớn dung dịch cao phân tử, nguy cơ dẫn đến sốc kéo dài, suy đa cơ quan và suy hô hấp, bác sĩ chuyên khoa 2 lê vũ phượng thy - trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc đã quyết định phối hợp dung dịch albumin 5% để chống sốc. sau gần 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn.

Ca bệnh đánh dấu sự phối hợp nhiều điểm sáng mới trong điều trị các ca sốc sốt huyết Dengue nguy kịch tại bệnh viện: Áp dụng hiệu quả bộ dẫn lưu màng bụng đếm giọt kiểm soát tốc độ dẫn lưu dịch ổ bụng. Đây cũng là sáng kiến cải tiến đoạt giải nhất hội thi sáng kiến cải tiến toàn bệnh viện năm qua.

Lần đầu phối hợp dung dịch albumin 5% và dung dịch cao phân tử với tỉ lệ phù hợp trong chống sốc. sau nhiều ngày kiên cường chiến đấu, bé gái đã bình phục ngoạn mục. tuần qua, bé được cai máy thở, các chỉ số sức khỏe ổn định và dự kiến xuất viện trong thời gian tới.

Bé đã tỉnh táo sau khi được điều trị

Hiện tại, sốt xuất huyết đã giảm nhiệt nhưng người dân không nên lơ là chủ quan mà phải chủ động phòng chống dịch, luôn theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi bị sốt.

Bác sĩ lưu ý các phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết như sốt cao trên hai ngày và có một trong các dấu hiệu sau: quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì; đau bụng, nôn ói nhiều; chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, trẻ nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.


Nguyễn Cảnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Kip-thoi-cap-cuu-be-gai-5-tuoi-bi-sot-xuat-huyet-nguy-kich-626116/)

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Khi Công an phường nhắc nhở, vị “khách không mời” này ngồi xuống ghế và đe dọa sẽ đập ch*t bé gái nếu ai động đến….
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY