Mời các bạn theo dõi chương trình
Mới đây, vụ một sản phụ trẻ ra tay sát hại đứa con đứt ruột đẻ ra mới 33 ngày tuổi ở Hà Nội đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), trầm cảm sau sinh là một tình trạng trầm cảm xuất hiện trong vòng 4 tuần sau sinh, thường gặp ở 8-15% sản phụ.
Trên thế giới, khoảng 10% phụ nữ mang thai và 13% phụ nữ vừa mới sinh có triệu chứng rối loạn tâm thần, chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn, tương ứng với 15,6% trong thời kỳ mang thai và 19,8% sau khi sinh con.
Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần - Bệnh viện quân y 103: Hậu quả của rối loạn trầm cảm sau sinh nặng nề nhất là người mẹ giết con và tự sát. Đây là một dạng rối loạn có các triệu chứng giống với trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra rối loạn này lại khác với nguyên nhân gây trầm cảm thông thường là do thiếu serotonin ở não vì biến động nội tiết ở bệnh nhân sau khi sinh.
Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ như: Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh; sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần, thiếu ngủ sau sinh; sự thiếu quan tâm của gia đình. Ngoài ra những sản phụ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt cũng có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.
Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ, đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ. Nghiên cứu cho thấy, trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về rối loạn hành vi, chậm phát triển về tâm thần trí lực khi trẻ lớn lên. Nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh có tiềm ẩn từ trong thời kỳ mang thai
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh, cách nhận biết, phòng tránh, điều trị cho những phụ nữ có trầm cảm sau sinh, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “đối phó với trầm cảm sau sinh ở phụ nữ”.
Khách mời tham gia chương trình:
TS. Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
PGS. TS. Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế.
Dẫn chương trình: Siêu mẫu bạc Trần Mạnh Khang
Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu từ 14h30, thứ sáu, ngày 30/6/2017.
Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến
Khán giả tương tác với chương trình:
1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống
2. Share link sự kiện của chương trình.
3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.
Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố ngay trong chương trình này
Câu hỏi 1: Dấu hiệu nào chứng tỏ phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh?
A.Cảm giác mệt mỏi, lo âu, dễ tức giận mà không có lý do rõ ràng.
B.Không quan tâm gắn bó với con mình
C.Mất ngủ, không tập trung, trí nhớ kém
D.Tất cả các dấu hiệu trên
Đáp án D
CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK Thái Hoàng LÀ ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 1 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
Câu hỏi 2: Cách nào giúp phòng tránh bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh?
A.Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ, tạo một bầu không khí vui vẻ trong gia đình.
B.Chăm sóc con cái là thiên chức của phụ nữ, hãy để chị em tự quyết định.
Đáp án đúng: A
CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK LÀ Ngọc Hà ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 2 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
Câu hỏi 3: Cách nào để điều trị bệnh trầm cảm?
A.Không cần điều trị, cứ để một thời gian bệnh sẽ tự khỏi
B.Kết hợp nhiều biện pháp như: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon, Thu*c chống trầm cảm theo chỉ định bác sĩ.
Đáp án đúng: B
CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK LÀ Ha Dung ĐÃ TRÚNG THƯỞNG CÂU HỎI SỐ 3 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
Trân trọng cám ơn nhãn hàng Oillan Mama và Oillan Baby đã đồng hành cùng chương trình!
Chủ đề liên quan:
đối phó với trầm cảm sau sinh phụ nữ sau sinh trầm cảm trầm cảm sau sinh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ trực tuyến truyền