Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Truyền hình trực tuyến Hỏi đáp về Bảo hiểm y tế, thông tuyến BHYT

Báo điện tử Sức khỏeĐời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Hỏi đáp về Bảo hiểm y tế, thông tuyến BHYT” vào 15h30, thứ Ba, ngày 27/8/2019. Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻĐời sống.

Bảo hiểm y tế (bhyt) là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân, tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người bị bệnh, giữa người trẻ với người già, người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. thẻ là “phao cứu sinh “ của tất cả các bệnh nhân không may mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị cao.

Nếu như trước đây, khám chữa bệnh bằng để lại nhiều nỗi ám ảnh đối với người bệnh thì trong vài năm trở lại đây, nhiều cải cách, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng đã mang lại sự tin tưởng của người dân. một trong những cải cách quan trọng đó là việc triển khai thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh bhyt.

Theo đó, người có thẻ được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn. người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương mà không cần giấy chuyển viện. các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt ở tuyến huyện, bắt buộc phải đổi mới phong cách phục vụ, đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để thu hút người bệnh. thông tuyến giúp người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh bhyt.

Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về chính sách bảo hiểm y tế, thế nào là thông tuyến bảo hiểm, người dân sẽ nhận được quyền lợi gì khi khám bệnh thông tuyến…. báo điện tử sức khỏe&đời sống - suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn với chủ đề

TS. BS Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế

Dẫn chương trình: Anh Thư

Chương trình được trên báo điện tử suckhoedoisong.vn, trên kênh youtube và fanpage của báo sức khoẻ&đời sống bắt đầu từ vào

Hoặc gọi theo số 0933 133 163 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới.

Báo điện tử sức khoẻ&đời sống (suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn ts.bs . lê văn khảm, vụ trưởng vụ y tế, bộ y tế đã nhận lời tham gia chương trình.

Hải Yến

Mời độc giả đặt câu hỏi:

0968568xxx :

Thưa chuyên gia, tôi đã tham gia BHYT được 10 năm, và nơi KCB ban đầu là ở Sóc Sơn, Hà Nội. Tôi muốn đi khám sức khỏe định kỳ, nhưng không biết khám sức khỏe định kỳ có được BHYT không? Bố mẹ tôi cao tuổi đi KCB BHYT chỉ cho phép 3 tháng xét nghiệm 1 lần, như vậy có đúng không?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Rất đáng tiếc cho đến thời điểm hiện tại theo quy định của luật thì quỹ thì chỉ mới chỉ trả kcb thôi để khám sức khỏe định kỳ chưa thuộc phạm vi chi trả của quỹ bhyt. người có nhu cầu đi khám sức khỏe định kỳ vẫn phải tự chi trả.

Không có quy định nào ấn định hoặc hạn chế số lần khám bệnh, số lần xét nghiệm đối với người có thẻ khi đi kcb. khán giả cần cho tôi biết thông tin cụ thể là ở đâu áp dụng việc này và áp dụng trong trường hợp nào. tuy nhiên tôi cũng liên tưởng đến tình huống có một số bệnh nhân đặc biệt bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì trong phác đồ điều trị thì các bác sĩ đưa ra khuyến cáo nên xét nghiệm 3 tháng 1 lần yếu tố (trong bệnh tiểu đường là hba1c) để đánh giá tình trạng bệnh lý liên quan đến tiểu đường thì có quy định điều trị là như vậy chứ không phải có quy định hạn chế được xét nghiệm 3 tháng/1 lần. quý khán giả cần cung cấp thêm xem là xét nghiệm bệnh lý nào, xét nghiệm gì, ở đâu đang thực hiện quy định đó để chúng tôi có thông tin để chỉ đạo bệnh viện thực hiện quy định cũng như cơ quan đảm bảo quyền lợi cho người bệnh khi đí khám chữa bệnh.

Nguyễn Linh (Đống Đa, Hà Nội) :

Thưa ông, mẹ tôi đã về hưu, được hưởng 100% khi KCB BHYT ở Hà Nội. Với chính sách thông tuyến BHYT mẹ tôi có thể khám bệnh ở một bệnh viện tư nhân của Hà Nội không, có được chi trả 100% không? Và phải thanh toán thêm chi phí gì?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Chính sách về thông tuyến huyện áp dụng cho cả công lập và bệnh viện tư nhân, lưu ý bệnh viện tư nhân thì tùy theo hạng của bệnh viện để xếp tương đương với bệnh viện tuyến huyện hay tuyến tỉnh. như vậy trường hợp người bệnh đăng ký ở tuyến tỉnh hay thành phố vẫn có thể đến bệnh viện tư nhân tương đương với tuyến huyện, cụ thể trong trường hợp bệnh viện tư nhân đó là hạng 2 (tương đương tuyến huyện) vẫn được hưởng như là đi khám chữa bệnh đúng tuyến. điều đó có nghĩa là đi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng, nếu bệnh nhân được hưởng 100% thì sẽ được hưởng 100% theo danh mục, phạm vi của còn ngoài phạm vi thì phải tự chi trả.

Nguyễn Mai (Phú Lương, Thái Nguyên): :

Tôi có thẻ bảo hiểm ở tỉnh cấp , nhưng tôi lên Hà Nội làm việc, vậy tôi có được đi khám tại các bệnh viện Hà Nội không? Có được thanh toán 100% bảo hiểm không?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Thứ nhất, bạn có thẻ tỉnh khác phát hành nhưng lại về hà nội sinh sống, thì đầu tiên tôi khuyên là nếu chúng ta đã chuyển vùng sang tạm trú ở nơi khác thì chúng ta nên tham gia ở nơi mình đang sinh sống để thuận tiện trong việc đi kcb, đóng bhyt. trong trường hợp chưa chuyển nơi đăng ký về các bệnh viện ở hà nội thì chúng ta biết rằng được khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc thì vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ. trường hợp chị đến khám chữa bệnh ở tuyến huyện ở hà nội vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ. còn nếu chị khám chữa bệnh mà không có giấy chuyển tuyến từ địa phương về mà đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh thì chỉ được hưởng trong trường hợp khám chữa bệnh nội trú 60% theo đúng quy định.

Phạm Thị Huệ :

Tôi muốn mua BHYT tự nguyện 5 hoặc 10 năm liền nhưng ra phường , cán bộ trả lời không được, tại sao BHYT chưa cho phép mua dài hạn như vậy thưa ông?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Có một thực là chúng ta đang thu mức dựa trên mức tiền lương, tiền công hoặc mức lương cơ sở mà mức lương cơ sở thay đổi hằng năm. vd: mức lương cơ sở trước đây là 1.390.000đ thì từ tháng 7 năm nay là 1.490.000đ. tương tự như vậy người lao động hưởng lương mà các mức lương cũng thay đổi nên chúng ta chưa thể áp dụng được việc tham gia trong một thời gian dài vì mức đóng có thể thay đổi. mức lương thay đổi và tỷ lệ đóng thay đổi hàng năm. hiện nay chúng ta đang có mức đóng là 4,5% mức tiền lương, nên tiền lương thay đổi hàng tháng, hàng năm nên mức đóng cũng có thể được nhà nước điều chỉnh trong thời gian tới nên chưa thực hiện mức bán cho thời gian 5 năm, 10 năm.

Trần Văn Bản :

Thưa ông, tôi là một cán bộ của một doanh nghiệp tư nhân, được cơ quan mua BHYT, nhưng khi đi khám bệnh, tôi vẫn phải đóng thêm tiền (dù chỉ vài trăm) mặc dù thẻ bảo hiểm thuộc loại được chi trả 100%. Xin hỏi như vậy có đúng không? Và tại sao?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Chúng tôi cần 1 thông tin cụ thể nhưng theo quy định của luật thì quỹ sẽ chi trả theo phạm vi nhất định theo danh mục Thu*c, danh mục vật tư hoặc danh mục kỹ thuật. nếu người bệnh được chỉ Thu*c, vật tư ngoài danh mục thì điều đó người bệnh phải tự chi trả phần chưa thuộc phạm vi chi trả của bhyt. việc khám chữa bệnh tự chọn thì cũng phải chi trả phần chênh lệch giữa mức chi trả của quỹ với cái mức chi phí mà bệnh viện áp dụng nghĩa là phải trả phần chênh lệch. nên chúng tôi cung cấp thông tin khái quát, tổng quan như vậy. còn từng trường hợp cụ thể thì có thể phản ánh xem đã chi trả cho loại Thu*c gì hoặc kỹ thuật gì hoặc lý do được bệnh viện giải thích ra sao. nhưng tựu chung cho là người được hưởng 100% nhưng 100% đó là nằm trong phạm vi quyền lợi của chứ không phải 100% chi phí khám chữa bệnh chung.

MC :

Trên một số phương tiện thông tin gần đây có phản ánh tình trạng thiếu Thu*c ở một số cơ sở y tế khám BHYT. Nếu người dân đi khám chữa bệnh mà cơ sở y tế thông báo không có Thu*c chữa bệnh, phải đi mua ở ngoài, người dân cho rằng điều này là không thể chấp nhận được. Trong trường hợp này người dân cần kiến nghị tới cơ quan nào, ở đâu thưa ông?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Điều đầu tiên, tôi xin được trao đổi: theo quy định của luật bhyt, luật khám chữa bệnh của ngành y tế thì các cơ sở khám chữa bệnh của ngành y tế phải có trách nhiệm cung ứng đầy đủ Thu*c, vật tư y tế trong phạm vi chuyên môn của cơ sở y tế của mình để đảm bảo đầy đủ cho bệnh nhân. bộ y tế cũng ban hành danh mục Thu*c, vật tư y tế áp dụng cho từng hạng bệnh viện, từng tuyến cho nên trách nhiệm của bệnh viện là phải cung ứng cho bệnh nhân nên tôi đang nghĩ tới việc một số trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định Thu*c mà phải mua bên ngoài thì Thu*c đó không nằm trong danh mục quy định của nhưng về chuyên môn vẫn phải chỉ định nên thông thường thì dù trong danh mục hay ngoài thì bệnh viện vẫn cung ứng cho bệnh nhân nên trường hợp này vì một lý do nào đó mà người bệnh phải mua Thu*c thì bộ y tế sẽ có chấn chỉnh, chỉ đạo để đảm bảo cho bệnh nhân được hưởng quyền lợi theo đúng pháp luật quy định về theo đúng danh mục Thu*c cũng như phạm vi chuyên môn kỹ thuật mà bệnh viện đó đang thực hiện với người bệnh.

MC :

Khi thông tuyến BHYT, người dân có nhiều lựa chọn hơn khi đi khám bệnh, nếu đi khám ở những bệnh viện chưa thông tuyến BHYT, như tại các BV tuyến tỉnh, thành phố và trung ương hiện nay, người bệnh có BHYT phải chi trả thế nào? Trường hợp nào sẽ phải tự chi trả?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Chúng ta thực hiện kcb thông tuyến là theo luật đang hiện hành, theo đó hiện nay chúng ta mới áp dụng thông tuyến đối với bệnh viện tuyến huyện trên cả nước. còn bv tuyến tỉnh, trung ương thì khi người có thẻ tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại tuyến tỉnh, trung ương thì khám chữa bệnh ngoại tuyến là phải chi trả toàn bộ chi phí không được hưởng quyền lợi còn khi điều trị nội trú thì được hưởng một phần quyền lợi cụ thể: nội trú trái tuyến tuyến tỉnh thì quỹ sẽ chi trả 60% chi phí điều trị nội trú, còn tuyến trung ương quỹ chi trả 40% chi phí điều trị.

Thứ nhất cơ hội để tiếp cận cơ sở theo niềm tin và chất lượng rất rõ, người bệnh thấy được họ tin tưởng ở đâu thì đến đó. thực sự chất lượng dịch vụ đang có những cải thiện hết sức là quan trọng, ngày càng đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng người bệnh, chất lượng dịch vụ là cách tốt nhất đáp ứng quyền lợi của người tham gia bhyt. việc thông tuyến giảm thiểu thủ tục hành chính không cần thiết. những ưu điểm đó được thể hiện một cách rõ ràng và được người dân đón nhận và ứng xử rất cụ thể trong việc đi kcb ở các cơ sở ngoài nơi kcb ban đầu.

MC :

Chính sách miễn phí khi mua thẻ bảo hiểm y tế đã và đang thể hiện sự quan tâm, bù đắp của Nhà nước đối với một số đối tượng nhất định. Vậy ai là người nằm trong số những đối tượng này?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Từ khi có chính sách thì đảng và nhà nước ta dành phần ưu tiên tham gia của những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội và cả đối tượng ưu đãi. nhà nước có mức hỗ trợ 100% mức đóng cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, cư dân sinh sống ở huyện đảo, xã đảo thì được ngân sách hỗ trợ 100% bhyt. còn một số thì được nhà nước hỗ trợ một phần đóng như: học sinh, sinh viên được hỗ trợ mức tối thiểu là 30% mức đóng, hộ cần nghèo được hỗ trợ 70% mức đóng bhyt. điều này đảm bảo quyền được an sinh xã hội cho mọi đối tượng, phù hợp với chính sách tài chính y tế, trước đây hỗ trợ tài chính cho các cơ sở kcb thì cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thì bây giờ là hỗ trợ người dân tham gia để nhận được các dịch vụ từ bệnh viện.

MC :

Thưa ông sau hơn 3 năm thực hiện thông tuyến BHYT tuyến huyện, ông đánh giá thế nào về tỷ lệ người đi khám bệnh theo BHYT? BHYT là chính sách đúng đắn, nhân văn của nhà nước ta, ông có lời khuyên gì với những người dân chưa mua BHYT?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Thống kê những năm qua số lượt kcb liên tục gia tăng qua các năm, gia tăng tương ứng với số người tham gia qua từng năm, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao nên tần suất kcb với 1 người/năm thì không thay đổi đáng kể trước đây. người dân cảm thấy có vấn đề về mặt sức khỏe thì mới đi khám chứ không phải thông tuyến mà đi khám nhiều. khám theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe bản thân.

Bây giờ chúng ta thấy có thực tế số người dân tham gia bhyt đạt tỷ lệ gần 90% dân số, như vậy còn 10% chưa tham gia. bộ y tế, bhyt, các cơ quan, chính quyền địa phương cũng có nhiều hoạt động tuyên phổ biến chính sách, thông về những lợi ích việc tham gia bhyt. nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, mô hình bệnh tật ngày nay cũng thay đổi do già hóa dân số, bệnh mạn tính không lây gia tăng. chi phí về y tế gia tăng nhanh chóng do vừa là nhu cầu khám chữa bệnh tăng vừa là công nghệ mới, kỹ thuật mới, Thu*c mới sử dụng trong quá trình điều trị. chúng ta đang điều chỉnh giá dịch vụ y tế. nếu chúng ta không may mắc bệnh mạn tính không lây như: ung thư, tim mạch... thường chi phí lớn không phải ai cũng có khả năng chịu chi phí y tế như vậy. nên cách tốt nhất là chúng ta cảm thấy yên tâm và không rơi vào tình trạng khó khăn hay nghèo đói do chi phí y tế thì mọi người nên tham gia bhyt vì bản thân và cả cộng đồng.

MC :

Thưa ông, điều người dân quan tâm là khi KCB BHYT có tình trạng hạn chế chuyển tuyến người bệnh. Ông có thể cho biết Bộ Y tế quy định thế nào về các trường hợp chuyển tuyến ?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Bộ không có quy định về hạn chế chuyển tuyến, chỉ có quy định chuyển tuyến trong trường hợp nào là cần thiết và trên nguyên tắc chung là người bệnh được chuyển tuyến khi cơ sở đó không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh (quá khả năng chẩn đoán, điều trị của đơn vị thì cơ sở chuyển bệnh nhân lên tuyến trên phù hợp với sức khỏe, thể trạng bệnh nhân) và nhu cầu kcb của từng trường hợp. bộ quy định khi chuyển tuyến cũng tư vấn cho bệnh nhân biết về tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân để có sự lựa chọn hợp lý vì nhiều trường hợp người bệnh muốn chuyển tuyến nhưng thực trạng về mặt sức khỏe hay bệnh lý là hoàn toàn có thể điều trị tuyến dưới với phạm vi chuyên môn hoàn toàn đáp ứng với bệnh tật đó.

MC :

Hiện nay việc thông tuyến BHYT được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, áp dụng cho các bệnh viện từ tuyến huyện trở xuống. Theo tôi được biết, chúng ta có kế hoạch thông tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh, có lộ trình nào cụ thể? Khi đó, sẽ tạo luận lợi cho người dân đi khám bệnh ra sao thưa ông?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Chúng ta thực hiện việc thông tuyến theo quy định luật của từ năm 2016 thực hiện thông tuyến huyện đến 2021 thông tuyến tỉnh. từ 1/1/2021, người có thẻ khi khám chữa bệnh tuyến tỉnh được hưởng đầy đủ quyền lợi như đi khám đúng tuyến và đối tuyến trung ương thì chưa áp dụng thông tuyến.

Các bệnh viện tuyến tỉnh có chuyên môn kỹ thuật cao hơn, chuyên môn rộng hơn thì người bệnh cũng có thêm cơ hội lựa chọn. Chúng ta cần có sự lựa chọn hợp lý khi đi lên tuyến trên KCB thì kèm thêm chi phí phát sinh không cần thiết. Khi nắm rõ tình trạng bệnh, được bác sĩ tham vấn, tư vấn KCB ở tuyến dưới rồi thì không nên lên tuyến trên dẫn đến tình trạng quá tải. Quá tải dễ dẫn đến giảm về mặt chất lượng.

MC :

Thưa ông kể từ khi thực hiện thông tuyến BHYT số người tham gia BHYT tăng lên, điều này cho thấy những quy định của Luật BHYT thực sự đi vào cuộc sống. Xin ông có thể cho khán giả biết BHYT cũng như thông tuyến KCB BHYT đem lại lợi ích gì cho người bệnh? Người dân sẽ được hưởng quyền lợi gì khi thông tuyến BHYT?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Những năm gần đây chúng ta quen với khái niệm thông tuyến bhyt. trước hết chúng tôi cũng muốn khuyến nghị khi tham gia chúng ta có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để trong trường hợp chúng ta có nhu cầu khám chữa bệnh thì nên đến để được quản lý và chăm sóc sức khỏe. thông tuyến thì từ 2016, quy định người có thẻ khám ban đầu tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện huyết thì được đi khám 1 trong 3 nơi trong địa bàn tỉnh thì đúng tuyến. luật cũng quy định người có thẻ khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện toàn quốc thì cũng được hưởng đầy đủ quyền lợi như khám đúng tuyến. trước 2016, chúng ta cũng có quy định thông tuyến áp dụng cho người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì được thông tuyến sớm hơn. bà con có thể đến tuyến tỉnh hoặc trung ương mà không cần có giấy chuyển tuyến và được hưởng đầy đủ quyền lợi. khi thông tuyến mang lại đầy đủ cho người tham gia như: có thêm cơ sở lựa chọn nơi khám chữa bệnh về mặt chất lượng; giảm thiểu quy định hành chính (như trước đây chỉ đến trạm y tế xã chỉ để xin 1 giấy chuyển viện) mặc dù bệnh lý chữa ở huyện nhưng trước đây vẫn phải qua trạm y tế xã thì với cơ chế thông tuyến có thể lên bv huyện; thông tuyến trong kcb thì các cơ sở y tế muốn thu hút bệnh nhân phải có những đổi mới nâng cao chất lượng để đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người bệnh.

Khán giả giấu tên :

Trong trường hợp cấp cứu người khám bệnh BHYT được điều trị như thế nào và có cần xuất trình thẻ BHYT mới được khám hay không?Tôi thấy ở một số nơi là trong 24h phải trình thẻ BHYT như vậy có đúng không?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Điều này có quy định rất rõ, trong trường hợp cấp cứu người có thẻ được khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào không phụ thuộc vào tuyến, địa giới hành chính vẫn được quỹ chi trả nhưng vẫn phải trình thẻ trước khi ra viện.

Đó có thể là cách quản lý của đơn vị đó, người bệnh phải trình thẻ trước khi ra viện để hoàn tất thủ tục về thanh toán chi phí còn bệnh viện đưa ra yêu cầu nên trình thẻ cũng như các giấy tờ tùy thân sớm để quản lý hành chính thuận tiện hơn chứ không phải quy định bắt buộc

Khán giả giấu tên :

Hiện nay với những loại bệnh như thế nào thì chúng tôi có quyền được lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh không phải nơi chúng tôi đã đăng ký dịch vụ khám chữa bệnh của BHYT?

TS.BS Lê Văn Khảm :

Chúng ta lựa chọn nơi kcb ban đầu để được chăm sóc sức khỏe nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều chuyên khoa khác nhau nên đến nơi đăng ký kcb ban đầu ở đó sẽ được chẩn đoán, điều trị phù hợp với năng lực của đơn vị đó. trường hợp tình trạng bệnh, sức khỏe của quý vị vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không đúng của cơ sở đó thì sẽ được giới thiệu lên tuyến trên. khi được lên tuyến trên thì bộ cũng có quy định một số trường hợp được sử dụng giấy chuyển tuyến hết cả 1 năm dương lịch đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây nên cũng giảm thiểu rất nhiều thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho bệnh nhân là không phải qua đơn vị đăng ký ban đầu để chuyển tuyến nếu bệnh đó có tính chuyên khoa và được tuyến dưới gửi lên và được sử dụng giấy chuyển tuyến hết 1 năm dương lịch cho nhiều loại bệnh khác nhau. như vậy cũng đã có đổi mới, chuyển biến về thủ tục hành chính trong kcb

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh-truc-tuyen-giai-dap-ve-bhyt-thong-tuyen-bhyt-n162446.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY