Kinh tế xã hội hôm nay

Từ 8 giờ ngày 16/8, Đà Nẵng “đóng cửa” 7 ngày

(MangYTe) - Lãnh đạo TP Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương từ 8 giờ ngày 16/8 đến 8 giờ ngày 23/8/2021, dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn, thực hiện nghiêm nguyên tắc “ai ở đâu ở đó”.

Sáng 14/8, ban chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 tp đà nẵng (bcđ) cho biết, lãnh đạo tp đã thống nhất chủ trương về việc dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn trong 7 ngày để thực hiện công tác phòng, chống dịch.

Đường phố Đà Nẵng vắng vẻ trong những ngày giãn cách. Ảnh: Q.HẢI

Cụ thể, từ 8 giờ ngày 16/8 đến 8 giờ ngày 23/8/2021, dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn TP Đà Nẵng, thực hiện nghiêm nguyên tắc “ai ở đâu ở đó”, người dân không được ra khỏi nhà, thực hiện cách ly tuyệt đối nhà với nhà.

Cơ quan, công sở, đơn vị giảm tối đa số lượng người làm việc tại trụ sở, chỉ cử người ở lại làm những công việc thật sự cần thiết (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch).

Các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp và khu công nghệ cao được phép hoạt động và chỉ được tối đa 30% số lượng người lao động tại đơn vị.

Tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức “3 tại chỗ” (làm việc tại chỗ - ăn uống tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ).

Trong thời gian 7 ngày áp dụng biện pháp nêu trên, sở y tế xây dựng và triển khai kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm sars-cov-2 một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả trên diện rộng, có độ bao phủ toàn để tìm và nhanh chóng đưa các bệnh nhân nhiễm covid-19 ra khỏi cộng đồng; khẩn trương khoanh vùng, đánh giá chính xác về mức độ nguy cơ dịch bệnh theo từng khu vực quận, huyện, phường, xã, thôn, tổ dân phố để lãnh đạo thành phố quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

BCĐ cho biết thêm, TP đã chỉ đạo các ngành và địa phương xây dựng phương án cụ thể, hiệu quả nhằm bảo đảm cung ứng lương thực thực phẩm thiết yếu cung ứng đến tận các tổ dân phố, đến người dân cũng như có phương án hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đề nghị người dân không tập trung đông người để mua sắm dự trữ quá nhiều, dễ có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho chính mình và cộng đồng.

Việc áp dụng biện pháp mạnh hơn nhằm ngăn chặn dịch bệnh sẽ tác động không nhỏ đến đời sống của người dân thành phố, cuộc sống sẽ khó khăn hơn, việc ăn uống, sinh hoạt sẽ có nhiều bất tiện hơn.

Vì thế, trong giai đoạn khó khăn này, lãnh đạo tp đà nẵng mong tất cả người dân cùng đồng lòng, chia sẻ và chung tay cùng chính quyền thực hiện tốt các giải pháp về phòng chống dịch trong 7 ngày sắp tới vì mục tiêu chung, vì một tp khỏe mạnh, vì sức khỏe của bản thân mình và những người thân yêu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/tu-8-gio-ngay-168-da-nang-dong-cua-7-ngay-431097.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 đà nẵng đà nẵng xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY