Tâm sự hôm nay

Tự hào mang lại ánh sáng cho người bệnh

Làm việc trong một bệnh viện nổi tiếng là quá tải, tham gia giảng dạy, viết bài, những cuộc họp hành và công tác ngoại viện..., tất cả đã làm cho tôi khi về đến nhà là mệt nhoài, thỉnh thoảng mới được bữa tối cho đúng giờ đúng nghĩa, còn lại là trên mọi nẻo đường đưa hai đứa con đi học.
Làm việc trong một bệnh viện nổi tiếng là quá tải, tham gia giảng dạy, viết bài, những cuộc họp hành và công tác ngoại viện..., tất cả đã làm cho tôi khi về đến nhà là mệt nhoài, thỉnh thoảng mới được bữa tối cho đúng giờ đúng nghĩa, còn lại là trên mọi nẻo đường đưa hai đứa con đi học. Tranh thủ xem chương trình thời sự, xem tin trên internet, lướt một số web chuyên môn là “thực đơn” yêu thích của tôi. Nói chung, cuộc đời làm công chức, làm cha sẽ còn tiếp diễn như vậy. Không thể dừng lại, cũng không thể làm cho nó thi vị hơn. Ta sẽ lấy gì để vui sống đây. Đó là trăm nghìn tình huống hài hước hàng ngày, vạn con người đáng yêu mà ta đã và sẽ gặp, cây bằng lăng đang khoe hoa rực rỡ, mùi ngọc lan thoang thoảng ở sân viện... Hôm nay, tôi có trong tay bài văn của cậu con trai lớp 5, cũng là một niềm vui lấp lánh: “Bố em làm bác sĩ mắt, đang làm việc tại Bệnh viện Mắt TW. Một lần, bố cho em đến bệnh viện chơi, thấy bố khám mắt cho bệnh nhân em mới biết là làm bác sĩ rất vất vả.

Bố phải trực khoa hàng tuần, trực viện hàng tháng. Từ sáng tới tối bố đều phải làm việc ở viện. Bố rất chăm chú vào công việc của mình mỗi khi khám mắt. Đứng ngoài cửa sổ, em thấy bao nhiêu bệnh nhân từ già tới trẻ, từ lớn tới bé tấp nập chờ được khám bệnh và làm xét nghiệm. Em thấy việc trước tiên mỗi khi bố khám mắt là hỏi han bệnh nhân, xem xét bệnh án. Tiếp theo, bố mời bệnh nhân ngồi vào máy đo, máy khám mắt, tay bố di chuyển ống nhòm để xem chi tiết con mắt. Bố ghi chép vào bệnh án thị lực, tình trạng bệnh, các kết quả xét nghiệm và đo đạc. Bố nói bệnh nhân nhớ đem bệnh án và sổ cho bố xem lại trong lần khám tiếp theo, rồi bố chỉ dẫn họ cách dùng Thu*c. Bố em chưa bao giờ đòi hỏi gì ở bệnh nhân, bố chỉ muốn họ lành lại đôi mắt và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Em thấy rất thương bố vì bố chưa có nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi. Mặt khác, em cũng rất tự hào vì có một người bố tốt như vậy. Em nghĩ, để khiến bố vui lòng, em cần rèn luyện và học tập thật chăm chỉ. Em cũng cần phải cố gắng làm nhiều việc tốt”.

Lời văn của con trẻ khiến tôi nhớ lại quãng đời tuổi thơ của mình, cũng làm con một bác sĩ mắt. Đó là cả một quãng đời không hề ngắn và đầy gian khó. Nhà tôi phải đi sơ tán tận Hà Nam. Bố tôi vừa phải công tác, vừa lo tiếp tế cho 5 mẹ con tôi ở quê. Thỉnh thoảng ông cho tôi đến viện chơi. Viện Mắt ngày xưa cuốn hút tôi bởi chiếc cầu thang có tay bằng gỗ lim bóng loáng, ngồi trượt kiểu chơi cầu trượt rất thích. Những chiếc ghế xoay, xe đẩy bệnh nhân chính là đồ chơi của chúng tôi, lũ trẻ con có bố mẹ làm trong bệnh viện. Bố thường cho tôi tiền ăn kem, thuê xe đạp ba bánh trong công viên Thống Nhất, nhặt những quả xoài non hay những quả dừa xinh xinh cho tôi làm đồ chơi. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng thi vị. Có đêm trực ông để tôi một mình trong căn phòng tối thui mấy giờ đồng hồ, tôi sợ nằm yên như ch*t. Giấc ngủ trưa thường rất ngắn bởi tiếng kẻng lanh lảnh báo hiệu đã đến giờ làm việc. Tôi phải lang thang, vạ vật đâu đó để bố tôi còn làm việc. Mấy năm học cấp 3 tôi thường mang cơm trưa cho bố. Tôi rất thích giàn hoa ti-gôn màu hồng, rủ xuống đường Bà Triệu. Tôi mê tít xem các cô bác đo nhãn áp. Bác Duyệt đánh lửa châm đèn cồn bằng một vòng xoay của máy phát điện như một thầy phù thủy. Cô Lan, anh Tiến khoa Đông y đo nhãn áp thật tròn, nét căng... như trái bóng mà trẻ con ai cũng thích. Ngày tôi thi đỗ Trường Y, bố cho tôi cái áo blu làm bằng vải phin trắng nhất của bố, khi đã gấp thì chẳng bao giờ phẳng lại được. Như là số mệnh, tôi lại là bác sĩ mắt, hàng ngày làm việc như con tôi đã mô tả trong bài văn. Bố tôi thì đã thành một ông bác sĩ về hưu, thích nói chuyện ngày xưa.

Thế đấy, cuộc sống cho dù rất dài nhưng cũng trôi nhanh đến khủng khiếp. Thời gian không để lại gì nhiều ngoài những ký ức tốt đẹp, sự nghiệp, truyền thống, sự thành đạt của thế hệ tương lai. Nếu có cách nào để thời gian ngừng trôi hay quay ngược lại nó, nếu được phép lựa chọn lại tôi vẫn tin rằng cha tôi, tôi và có thể là con tôi nữa vẫn chọn nghề bác sĩ mắt, nghề mang ánh sáng cho người bệnh.

BS. Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ư

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tu-hao-mang-lai-anh-sang-cho-nguoi-benh-6171.html)
Từ khóa: người bệnh

Chủ đề liên quan:

người bệnh

Tin cùng nội dung

  • Tôi mới đi khám và được chẩn đoán mắc sỏi mật, tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn giúp chế độ ăn phù hợp với người bệnh sỏi mật. Tôi xin cảm ơn. Đỗ Văn Nghĩa (Gia Lai)
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY