Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tưởng thay đổi tướng mạo, té ra mắc bệnh to đầu chi

(MangYTe)- Bệnh to đầu chi có thể dẫn đếncác biến chứng trầm trọng, thậm chí có thể gây Tu vong.

Sáng 17-5, Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP.HCM cho biết nơi đây vừa điều trị thành công trường hợp hiếm gặp: Bệnh to đầu chi.


Các ngón tay, ngón chân bà N. có kích thước to theo bề ngang. Ảnh: BVCC

Trước đó, bà TBN (58 tuổi, ở Đồng Tháp) đến khám trong tình trạng mũi to, môi dày, hàm dưới to bạnh ra. Chưa hết, kích thước ngón tay, ngón chân của bà to theo bề ngang so với người cùng tuổi, cùng phái.

Bà N. cho biết hiện tượng nói trên xuất hiện gần 1 năm nay. Bà N. cứ nghĩ ngón tay, ngón chân to ra là do thường xuyên làm những công việc chân tay nặng nhọc.

Bà còn nghĩ  rằng mũi to, môi dày là sự thay đổi tướng mạo, sẽ đem lại nhiều điều may mắn nên không đi khám. Đến khi kích thước bàn tay, bàn chân to bất thường, bà N. mới đến BV.

Sau khi thực hiện những xét nghiệm, các bác sĩ (BS) chẩn đoán bà N. bị u tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng (bệnh to đầu chi). Bệnh nhân được làm xét nghiệm chuyên biệt cho u tuyến yên rồi được chuyển đến khoa Ung bướu và Y học hạt nhân BV Nhân dân 115 điều trị bằng Gamma knife. Hiện sức khỏe bà N. ổn định.

Một BS cho biết tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ ngang với gốc mũi, tiết ra các hormon (còn gọi là nội tiết tố) rất quan trọng. Trong đó, hormon tăng trưởng có vai trò điều hòa và thúc đẩy phát triển thể chất.

Tuy nhiên, khi tuyến yên tiết ra quá mức hormon tăng trưởng sẽ dẫn đến hiện tượng phát triển bất thường của xương và mô mềm. Sau đó, gây ra những triệu chứng đặc trưng của bệnh to đầu chi (nếu tình trạng tăng tiết hormon tăng trưởng xảy ra sau tuổi dậy thì) và bệnh khổng lồ (nếu tình trạng tăng tiết hormon tăng trưởng xảy ra trong thời kỳ trước tuổi dậy thì).

BS này còn cho biết to đầu chi là bệnh rất hiếm gặp với tỷ lệ từ 2,8 đến 13,7 người/100.000 dân. Do bệnh thường diễn tiến rất chậm nên rất khó nhận biết các thay đổi bàn tay, bàn chân, khuôn mặt.

Ở người lớn, nguyên nhân gây bệnh to đầu chi phần lớn do u tuyến yên (đa số lành tính). Một số ít trường hợp do u ngoài tuyến yên như tuyến tụy, phổi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh to đầu chi là bàn tay, bàn chân to ra. Nhiều người chỉ biết được thay đổi này khi đeo nhẫn hơi chật hoặc cỡ giày tăng nhanh.

Bệnh có thể gây thay đổi khuôn mặt từ từ như hàm dưới và trán nhô ra, mũi to hơn và mở rộng, khoảng cách răng thưa ra. Người bệnh chỉ phát hiện khi so sánh các hình chụp theo thời gian của chính mình.

BS này cho biết thêm bệnh to đầu chi có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây Tu vong như tăng huyết áp, bệnh cơ tim phì đại, suy tim, đái tháo đường, thoái hóa khớp, u đại tràng tiền ung thư, ngưng thở lúc ngủ, hội chứng ống cổ tay.

“Bệnh to đầu chi là bệnh không thường gặp và triệu chứng hình thể thay đổi rất chậm, mất khá nhiều thời gian mới nhận biết được. Chẩn đoán sớm rất quan trọng để có điều trị kịp thời, tránh các biến chứng. Thế nhưng không ít người khi thấy mũi to, trán to, môi dày… nghĩ rằng tướng mạo thay đổi, sẽ gặp nhiều điều tốt nên không khám bệnh” – BS này nói thêm.

TRẦN NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/tuong-thay-doi-tuong-mao-te-ra-mac-benh-to-dau-chi-913013.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Xin chào Mangyte! Thứ hai tuần tới tôi có lên Sài Gòn thăm đứa con ở Q.10, nhân tiện tôi qua BV 115 khám bệnh. Lâu rồi không lên đây khám, không biết quy trình khám bệnh hiện nay như thế nào? Chi phí khám có đắt lắm không? (Bác Nga - Cà Mau).
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY