Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Uống nước suối bị đỉa ký sinh trong mũi

Cao Bằng-Người đàn ông 50 tuổi, ở huyện Hòa An, đi rừng uống nước ở khe suối, về nhà ngạt mũi, chảy máu.

Ông tới Phòng khám chuyên Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, khám ngày 17/3. Bác sĩ Nông Hoàng Mạnh nội soi mũi bệnh nhân, gắp ra con đỉa kích thước 5 cm, to bằng đầu đũa.

"Con vật đã sống ký sinh nhiều ngày, mềm, trơn, nấp vào các xoang mũi nên rất khó gắp ra", bác sĩ Mạnh cho biết.

Theo bác sĩ Mạnh, đỉa có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, tai và sống ký sinh. Ban đầu, vật ký sinh có kích thước nhỏ chỉ vài milimet, khó nhận biết, sau đó chúng lớn nhanh và gây các triệu chứng bệnh khác nhau như ngạt mũi, chảy máu, chậm phát triển, rối loạn tâm lý. Nếu ký sinh ở khí quản, con vật có thể gây ngạt thở, có thể dẫn đến Tu vong.

Vật ký sinh thường sống ở nơi có khí hậu nóng ẩm, vùng rừng núi, thác nước, suối, ao, hồ. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân cảnh giác tình trạng đỉa, vắt, chui vào và ký sinh trong cơ thể, không nên uống nước suối, cẩn mặc quần áo bảo hộ khi đi chơi rừng, bơi lội ở nơi có sông, suối. Mọi người nên sử dụng nước đã lọc sạch và đảm bảo vệ sinh để ăn, uống và sinh hoạt.

Người dân nên đi khám, nội soi nếu có hiện tượng chảy máu mũi hoặc ho kéo dài, nghẹt thở, chảy máu cam, chảy máu đường tiết niệu, chảy máu ở mắt sợ ánh sáng. Khi phát hiện cơ thể có vật ký sinh, mọi người không nên tự lấy ra vì có thể sẽ làm dị vật đi sâu hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc vô tình làm tổn thương niêm mạc đường thở.

Con đỉa sống trong mũi người bệnh được bác sĩ gắp ra. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/uong-nuoc-suoi-bi-dia-ky-sinh-trong-mui-4249892.html)

Tin cùng nội dung

  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Theo các chuyên gia y tế, tính mạng con bạn có thể gặp nguy hiểm ngay khi ở trong gia đình với chỉ một hạt na, hạt táo hay chỉ đơn giản là một hạt lạc rang.
  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY