Nhiều người mong muốn giảm số đo vòng eo, nhưng làm thế nào để đạt được điều đó thực sự là một cuộc đấu tranh. Cắt giảm lượng calo rõ ràng là ưu tiên hàng đầu trong danh sách, nhưng khi nói đến sữa, xu hướng lựa chọn sữa giảm béo trong nỗ lực giảm cân có thể sai lầm hơn nhiều so với mọi người tưởng tượng.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, dữ liệu từ 28 nghiên cứu khác nhau đã được phân tích, với mục tiêu là khám phá mối liên hệ tiềm năng giữa việc uống một số loại sữa với việc tăng cân và nguy cơ mắc bệnh béo phì. Những dữ liệu cho thấy, khi nói đến việc giữ dáng thon gọn, sữa nguyên chất là cách tốt nhất, ít nhất là đối với trẻ em.
Sữa nguyên chất giúp no lâu hơn sữa giảm cân, từ đó khiến lượng thức ăn nạp vào ít lại, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì. (Ảnh minh họa)
Chuyển đổi sang sữa giảm béo cho trẻ em từ nhỏ là điều mà nhiều bác sĩ vẫn khuyên dùng, nhưng sau khi quét dữ liệu của gần 21.000 trẻ em từ 1 tuổi đến 18 tuổi, các nhà nghiên cứu không thể tìm thấy lợi ích rõ ràng nào khi thực hiện chuyển đổi.
Phần lớn trẻ em ở Canada và Hoa Kỳ tiêu thụ sữa bò hàng ngày và nó là tác nhân chính gây ra chất béo cho nhiều trẻ em, bác sĩ Jonathon Maguire, tác giả chính của nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, trẻ em theo khuyến nghị hiện tại về việc chuyển sang sữa giảm béo ở độ tuổi 2 không gầy hơn so với trẻ tiêu thụ sữa nguyên chất.
Và dữ liệu không chỉ phản đối việc chuyển sang sữa giảm béo mà còn cung cấp bằng chứng cho thấy rằng việc gắn bó với sữa nguyên chất thực sự có lợi.
18 trong số 28 nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đã xem xét, những đứa trẻ uống sữa nguyên chất thực sự ít có khả năng thừa cân hoặc béo phì hơn so với các những trẻ uống sữa ít chất béo.
Trên thực tế, kết quả cho thấy những đứa trẻ uống sữa nguyên chất có tỷ lệ thừa cân hoặc béo phì thấp hơn 40% so với những đứa trẻ tiêu thụ sữa giảm béo. Nguyên nhân có thể do sữa nguyên chất giúp một người cảm thấy no lâu hơn, do đó ngăn ngừa việc ăn quá nhiều.