Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Uống Thuốc đúng cách thế nào?

SKĐS -Nước dùng để uống Thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống Thuốc với nước trà, uống Thuốc với sữa, hoặc uống Thuốc trong khi uống rượu…
Nước dùng để uống Thuốc ">uống Thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống Thuốc huyết áp bị liệt dương? ">uống Thuốc với nước trà, uống Thuốc hạ sốt ">uống Thuốc với sữa, hoặc uống Thuốc hạ sốt ">uống Thuốc trong khi uống rượu… đã gây nên tình trạng tương tác giữa Thuốc với các đồ uống trên, nhiều khi gây nguy hiểm cho người bệnh…

Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại Thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan Thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn Thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của Thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho Thuốc được hấp thu dễ dàng. Vì vậy, khi uống Thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống Thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để Thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên Thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Trong quá trình dùng Thuốc điều trị, cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, có thể uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày để làm tăng tác dụng của Thuốc (đối với các loại Thuốc tẩy), tăng thải trừ và làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại của Thuốc đối với cơ thể. Ví dụ như khi uống các sulfamid kháng khuẩn chẳng hạn… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi uống các Thuốc tẩy sán, tẩy giun như niclosamid, mebendazol thì lại cần uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ Thuốc cao trong ruột, sẽ có hiệu quả cao hơn.

Không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống Thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng Thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…

Không dùng sữa để uống Thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều Thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu (ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe...), do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.

Bên cạnh đó, cũng không dùng cà phê hay nước chè để uống Thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số Thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.

Trong quá trình dùng Thuốc, nhiều người vẫn uống rượu, điều này vô cùng nguy hiểm. Rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa Thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều Thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.

Do đó, khi đã dùng Thuốc thì không uống rượu. Với người nghiện rượu cần phải dùng Thuốc, thầy Thuốc cần kiểm tra chức năng gan, tình trạng tâm thần... để chọn Thuốc và dùng liều lượng thích hợp, trong thời gian dùng Thuốc cũng phải ngừng uống rượu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-uong-thuoc-dung-cach-the-nao-14088.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY