Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vaccine Covid-19 Việt Nam thử nghiệm trên khỉ

Vaccine Covid-19 của Công ty Vabiotech thử nghiệm trên khỉ trong vòng một tháng kể từ 27/10, gồm hai liều tiêm cách nhau khoảng 18 ngày.

Ông vũ công long, trại trưởng trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, thuộc trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế, bộ y tế, ngày 30/10 cho biết 12 con khỉ vàng macaca mulatta nuôi dưỡng ở đảo rều, quảng ninh, được tiêm thử nghiệm vaccine hôm 27/10. các con khỉ tham gia thử nghiệm đều 3-5 tuổi, cân nặng trên 3 kg, đã trưởng thành và không mắc các bệnh truyền nhiễm như hiv, lao...

Theo ông Long, đàn khỉ được kiểm tra thân nhiệt, lấy máu, phết dịch họng và nuôi nhốt mỗi con trong một lồng trước khi tiêm vaccine. Sau tiêm, đàn khỉ tiếp tục được theo dõi sức khỏe trong ba tháng, rồi lấy mẫu máu gửi về Hà Nội làm xét nghiệm.

Tiến sĩ đỗ tuấn đạt, chủ tịch công ty tnhh mtv vaccine và sinh phẩm số 1 (vabiotech), cho biết đây là một bước của giai đoạn đánh giá tiền lâm sàng vaccine. đàn khỉ được chia làm hai nhóm, gồm một nhóm tiêm vaccine và một nhóm không tiêm vaccine. khỉ được tiêm hai liều vaccine, mỗi mũi cách nhau khoảng 18-21 ngày, quy trình thử nghiệm tương tự với trên người. các chuyên gia sẽ đánh giá đáp ứng miễn dịch của nhóm khỉ khoảng một tháng sau mũi tiêm vaccine thứ hai.

Song song với thử nghiệm trên khỉ, vabiotech cũng thử nghiệm trên các động vật khác để thu thập đủ dữ liệu về vaccine.

Giáo sư, tiến sĩ nguyễn thu vân, chủ nhiệm ban chủ nhiệm chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người, cho biết thử nghiệm vaccine covid-19 trên khỉ là một bước trong toàn bộ quy trình nghiên cứu vaccine. có nhiều loại động vật khác nhau để lựa chọn thử nghiệm, ví dụ chuột, thỏ. số lượng và loại động vật do từng đơn vị nghiên cứu quyết định.

Bà vân đánh giá: "đây là một bước tiến của vabiotech trong sản xuất vaccine covid-19 việt nam".

Nhóm nghiên cứu vaccine covid-19 tại công ty vabiotech. ảnh: giang huy.

Theo tiến sĩ đạt, kết quả thử nghiệm trên khỉ sẽ được trình hội đồng đạo đức của bộ y tế trong 4 tháng tới nếu thử nghiệm cho thấy vaccine sinh miễn dịch tốt và có hiệu quả bảo vệ.

Việt nam có 4 đơn vị đang tham gia nghiên cứu sản xuất vaccine covid-19, gồm viện vaccine và sinh phẩm y tế nha trang (ivac), vabiotech, trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (ployvac), công ty tnhh công nghệ sinh học dược nanogen.

Trong đó, bộ y tế đánh giá vaccine của ivac và nanogen tiềm năng nhất, đang test thử thách, dự kiến hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vào quý 4 năm 2021. cả hai nhà nghiên cứu này dự kiến tháng 12 sẽ có kết quả test thử thách và tiền lâm sàng khác. test thử thách là tạo ra một vaccine hoàn chỉnh tiêm thử trên động vật, sau đó cho động vật này tiếp xúc với ncov để thử thách hiệu quả bảo vệ.

Theo quy trình, bộ y tế sau đó cho phép thử nghiệm lâm sàng vaccine ngay trong tháng và một năm sau hoàn thành ba giai đoạn nghiên cứu lâm sàng vaccine.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/vaccine-covid-19-viet-nam-thu-nghiem-tren-khi-4184318.html)

Tin cùng nội dung

  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Trung tâm Nghiên cứu Ung thư thuộc Đại học Illinois Mỹ (UOI) hiện đang bắt tay vào thử nghiệm một loại Thuốc trị ung thư mới có tên là PAC-1.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Các nhà khoa học Pháp đã thử nghiệm thành công máu người nhân tạo được chế tạo từ tế bào gốc trên cơ thể người.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY