Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Vaxem Hib - Thuốc miễn dịch chủ động Haemophilus influenzae type b

Miễn dịch chủ động cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi chống lại vi khuẩn Haemophilus influenzae type b.

Hỗn dịch tiêm 10 mg: Lọ hay bơm tiêm chứa 1 liều 0,5 ml.

Thành phần

Mỗi 1 liều: Haemophilus influenzae type 10mg.

Mô tả

Mỗi liều 0,5 ml chứa 10 mg oligosaccharide chiết từ vỏ của vi khuẩn Haemophilus influenzae type b được liên hợp với khoảng 25 mg Cross Reacting Material 197 (CMR 197) protein, một dạng biến đổi của độc tố bạch hầu không còn độc tính. Ngoài ra còn có các tá dược : aluminium hydroxide 1 mg và thimerosal 0,05 mg.

Chỉ định

Miễn dịch chủ động cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi chống lại vi khuẩn Haemophilus influenzae type b.

Chống chỉ định

Đã biết có quá mẫn với các thành phần củaVaxem Hib và trong bất kz bệnh lý sốt cấp tính nào.

Thận trọng

Thận trọng không để kim tiêm đâm vào mạch máu.

Tiêm chủng cho trẻ em bị nhiễm Haemophilus influenzae bẩm sinh và/hoặc bị suy giảm miễn dịch và các trẻ đang được điều trị bằng corticoid có thể làm hạn chế đáp ứng miễn dịch. Mặc dù vaccin anti-Hib có thể gây ra kháng thể bạch hầu, không thể dùng vaccin này để thay thế cho việc tiêm chủng bạch hầu. Do là một sản phẩm sinh học nên không thể loại trừ nguy cơ gây phản ứng quá mẫn : nên dự phòng adrenalin tỉ lệ 1:1000 hay corticoid để sử dụng ngay lập tức trong trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn.

Không tiêm IV.

Có thai và cho con bú

Không nên tiêm chủng trong thời gian mang thai và cho con bú.

Tương tác

Vaccin anti-Hib có thể dùng đồng thời với các vaccin bạch hầu/uốn ván, bạch hầu/uốn ván/ho gà, bại liệt hay viêm gan B.

Tác dụng phụ

Mặc dù được dung nạp rất tốt, việc tiêm chủng cũng có thể gây một số phản ứng. Tại chỗ: đau, sưng, đỏ.

Toàn thân : sốt, kích ứng, ăn không ngon, nôn, tiêu chảy.

Việc dùng bất kz dạng vaccin nào cũng có thể gây ra phản ứng quá mẫn, hãn hữu có thể gây sốc phản vệ với các triệu chứng : hạ huyết áp, tim đập nhanh hay chậm, mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, mất nhận thức, thở khó, nuốt khó, ngứa (nhất là ở lỏng bàn tay, lòng bàn chân), nổi mề đay có hay không kèm theo phù mạch, ban đỏ (nhất là xung quanh tai), buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ nếu có những triệu chứng khác.

Liều lượng, cách dùng

Tại Ý, phác đồ tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tháng gồm 3 liều, bắt đầu khi trẻ đã được 8 tuần (2 tháng tuổi). Liều thứ nhì phải được tiêm trong vòng tháng thứ 5, và phải hoàn tất mũi thứ 3 trong vòng tháng thứ 11 hay tháng thứ 12. Đối với trẻ đã nhận đủ 3 liều trong năm đầu tiên, không cần phải tiêm chủng tăng cường vào các năm sau đó.

Trẻ từ 13 đến 48 tháng mà không được tiêm chủng trong năm đầu, chỉ cần tiêm chủng 1 liều duy nhất Vaxem Hib đủ cho tác động miễn dịch bảo vệ.

Một số phác đồ tiêm chủng khác khuyến cáo tiêm vaccin vào tháng thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4 hay vào tháng thứ 2, tháng thứ 4 và tháng thứ 6. Các phác đồ này đều cho tác động miễn dịch bảo vệ tốt.

Vaxem Hib phải được dùng bằng đường tiêm IM : - Trẻ đến 2 tuổi, nên tiêm vào trước đùi. - Trẻ trên 2 tuổi, nên tiêm vào cơ delta. Lắc trước khi tiêm.

Quá liều

Không có trường hợp quá liều nào được báo cáo.

Bảo quản

Bảo quản ở 20C đến 80C.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/v/vaxem-hib/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY