Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Vì sao da trẻ sơ sinh nổi đốm trắng, mẹ nên làm gì?

Bạn hoang mang không biết là các đốm trắng nổi trên da bé sơ sinh của mình là biểu hiện của các bệnh gì? Điều trị như thế nào? Cùng xem câu trả lời sau đây.

thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp da trẻ sơ sinh xuất hiện những đốm trắng. hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này sẽ giúp các mẹ tránh được hậu quả không mong muốn cho trẻ.

I- Vì sao da của trẻ sơ sinh lại bị nổi đốm trắng?

Trẻ sơ sinh vốn có làn da hết sức nhạy cảm, cấu trúc da cũng như hàng rào bảo vệ vẫn chưa đạt đến mức độ hoàn chỉnh như ở người trưởng thành. cũng chính vì vậy mà đối với trẻ, các vấn đề ngoài da cũng trở nên thường gặp với diễn biến khá phức tạp.

Một trong những vấn đề về da cần nhận được sự quan tâm đúng mức là các đốm trắng trên da trẻ. những đốm trắng này có kích cỡ, mật độ không giống nhau ở từng đối tượng và là biểu hiện của một số bệnh về da. vậy, trẻ sơ sinh bị nổi nhiều đốm trắng trên da là vì những nguyên do gì?

Theo bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh (chuyên Nội cơ xương khớp) thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là bệnh lang ben và bạch biến. Đối với từng bệnh sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, trong khi lang ben có thể điều trị được nhanh chóng thì bạch biến cần nhiều thời gian hơn khá nhiều.

1- Bệnh lang ben

Lang ben là một vấn đề về da có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, khi da bị nhiễm vi nấm pityrosporum ovale. Đây được đánh giá là một bệnh thuần túy ngoài da, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

+ Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh được biểu hiện bằng những triệu chứng như sau:

    Trên da có những đốm da có màu sáng hơn (hoặc tối hơn) so với những vùng da lân cận. Màu sắc thường gặp nhất của các đốm lang ben là trắng, nhưng cũng có khi nó màu hồng, đỏ hoặc nâu.

Bên cạnh nguyên nhân chính (vi nấm men pityrosporum ovale) thì bệnh còn do thời tiết, mồ hôi, lượng dầu trên da, suy giảm hệ miễn dịch và sự thay đổi nội tiết tố.

+ Chẩn đoán

Để xác định được những đốm trắng trên da bé có phải là biểu hiện của bệnh lang ben hay không, bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng cực tím để kiểm tra. để chính xác hơn thì bé sẽ được lấy mẫu da để các bác sĩ có thể quan sát sự tồn tại của nấm men.

2- Bạch biến

Bạch biến là từ dùng để chỉ tình trạng da bị mất màu theo từng mảng, thường là ở mặt sau của bàn tay, ở da mặt và da nách. Bệnh có thể chữa được nhưng nguy cơ tái phát là tương đối cao. Khác với các đốm lang ben, vùng da bị bạch biến có màu trắng khác biệt rất rõ rệt trên nền da.

+ Triệu chứng và nguyên nhân

Đôi khi, bạch biến có liên quan đến một số bệnh khác và đặc biệt là bệnh về tuyến giáp. Những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh bao gồm:

    Một số vùng da nhất định (thường là ở 2 bên đối xứng của cơ thể) dần dần mất màu, nhanh chóng trở thành màu gần như là màu trắng.

Người bị bạch biến có thể gặp phải một số triệu chứng đặc biệt khác không được đề cập ở trên, tùy theo cơ địa.

Bệnh xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng đối tượng chính của bệnh là người dưới 20 tuổi. Có nhiều yếu tố gây ra bệnh như yếu tố di truyền, các bệnh tự miễn dịch như viêm tuyến giáp tự miễn v.v…

+ Chẩn đoán

Cũng như lang ben, để có thể chẩn đoán được trẻ có bị bạch biến hay không, các bác sĩ sẽ áp dụng kĩ thuật sinh thiết – lấy một mẫu da nhỏ của trẻ để kiểm tra dưới kính hiển vi. Song song với đó là những phương pháp thăm khám chuyên biệt về da liễu.

II- Mẹ cần làm gì khi da trẻ sơ sinh bị nổi đốm trắng?

Nhìn chung, bệnh lang ben và bạch biến ở trẻ sơ sinh không phải là những trường hợp hiếm gặp. xét về mức độ ảnh hưởng thì bạch biến sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến vẻ ngoài của trẻ, vì căn bệnh này có nguy cơ tái phát khá cao. dưới đây là những gì mà các mẹ cần làm khi thấy xuất hiện những đốm trắng trên da của trẻ.

1- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Dù là lang ben hay bạch biến, bé của bạn cũng cần được sự chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ. Bạn không nên tự xem xét và mua Thu*c cho bé, vì nếu không dùng đúng Thu*c thì có thể khiến da bị lờn Thu*c sau này.

+ Lang ben

Đối với lang ben, bệnh đã có nhiều tên Thu*c có khả năng đặc trị nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Khi đến khám tại các bệnh viện uy tín, các bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn một số cách như sau:

    Sử dụng một số Thu*c bôi ngoài da như dầu gội, xà phòng. Thành phần của các Thu*c trên thường sẽ là Seleniun sulfide, Ketoconazole, Pyrithione kẽm.

+ Bạch biến

Hiện vẫn chưa có Thu*c đặc trị bạch biến, nhưng các bác sĩ sẽ có cách để làm chậm quá trình biến đổi và phục hồi sắc tố da. Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị, cụ thể như sau:

    Thoa kem chống nắng (dành riêng cho trẻ nhỏ, hoặc có thể dùng loại cho da nhạy cảm) có chỉ số SPF hơn 15. Cách này chỉ được áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi, đối với trẻ nhỏ hơn, các mẹ tốt nhất không cho con ra đường trong khoảng 10h sáng đến 3h chiều, nếu có đi phải che chắn kĩ.

Như vậy, không như những đối tượng khác, trẻ sơ sinh cần nhận được sự điều trị an toàn nhất khi bị lang ben cũng như bạch biến.

2- Chăm sóc da cho trẻ

Song song với việc bôi Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cần biết cách tự chăm sóc da cho bé tại nhà để có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

+ Lang ben

Nếu bệnh không nghiêm trọng thì bạn có thể kết hợp điều trị cho trẻ ngay tại nhà bằng các phương pháp chăm sóc da như sau:

    Cho trẻ mặc quần áo không ôm vào người, cần rộng rãi, thoáng mát để trẻ có thể tự do vận động mà không sợ cọ xát da vào vùng đang bôi Thu*c trị lang ben.

Điều quan trọng nhất là không để trẻ dùng khăn chung với người khác vì có thể sẽ bị lây nhiễm một số vi khuẩn, nấm khác từ người đó.

+ Bạch biến

Vì là một bệnh liên quan đến sắc tố da nên khả năng hồi phục hoàn toàn của bạch biến không được các bác sĩ đánh giá cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể hạn chế tiến triển của bệnh với các cách tham khảo sau đây:

    Dưỡng ẩm da cho trẻ bằng các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh.

Bệnh bạch biến ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài và khó được điều trị dứt điểm bằng phương pháp phục hồi sắc tố. do đó hãy đảm bảo rằng bé sơ sinh của bạn nhận được sự chữa trị và theo dõi cẩn thận từ các bác sĩ.

trên đây là những thông tin giải đáp mang tính tham khảo xoay quanh vấn đề da trẻ sơ sinh bị nổi đốm trắng. để có thể biết chính xác, các mẹ cần liên hệ với bác sĩ vì thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hoặc các phương pháp điều trị y khoa. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/vi-sao-da-tre-so-sinh-noi-dom-trang-me-nen-lam-gi)

Tin cùng nội dung

  • Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Các em học sinh vừa thi học kỳ II xong, khi nhà trường lơ là và cha mẹ thiếu quan tâm trong giai đoạn giữa “học” và “nghỉ hè”, nhiều T*i n*n đã xảy ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Xin chào bác sĩ cháu đi siêu âm được biết cháu bị sỏi thận phải 14mm.Giờ cháu nên làm gì trong trường hợp này? có cần kiêng ăn gì và điều trị sao thưa BS?
  • Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY