Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Vì sao hay gặp ác mộng?

Cháu 21 tuổi, không có bệnh mạn tính nào nhưng cơ thể hơi gầy. Không hiểu sao gần đây cháu hay nằm mơ, xin bác sĩ giúp cháu thoát khỏi tình trạng này.
Chào cháu, Trong một ngày đêm, trung bình con người cần ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi sau một thời gian lao động. Giấc ngủ trải qua hai trạng thái chính. Trạng thái đầu tiên là giấc ngủ thường, còn gọi là giấc ngủ không động mắt. Trạng thái thứ hai là giấc ngủ đảo ngược hay còn gọi là giấc ngủ nhanh, giấc ngủ có động mắt, chiếm 25% thời gian ngủ.  Đặc trưng của giấc ngủ đảo ngược này là các cử động nhanh và thành từng đợt của nhãn cầu. Ngoài ra trong trạng thái này còn có hiện tượng mất trương lực cơ, giật nhẹ ở ngón tay, nhịp thở và nhịp tim không đều. Những hiện tượng đó có liên quan đến giấc mơ xảy ra trong trạng thái ngủ này.

Nằm mơ thấy ác mộng là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ đảo ngược. Ở người trẻ tuổi, nằm mơ gặp ác mộng chủ yếu là do tâm lý. Thường là ban ngày bị ám ảnh, lo lắng quá mức về điều gì đó thì ban đêm hay gặp ác mộng. Mặt khác, nếu phòng ngủ quá ngột ngạt, thiếu không khí, khi ngủ nằm gối đầu quá cao, có thói quen đặt tay hoặc vật nặng lên cổ, ngực, đặc biệt là vùng trước tim sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và cung cấp máu cho não, dẫn đến ác mộng.

Để tránh gặp phải ác mộng, cháu nên thường xuyên tập thể dục thể thao cho cơ thể khỏe mạnh hơn, chú ý ngủ đủ 8 tiếng/ngày, phòng ngủ phải thoáng khí, không nên xem phim hay đọc những truyện rùng rợn, không đặt tay hay vật gì đó lên ngực khi ngủ, phải luôn giữ cho tâm hồn thoải mái. Chúc cháu sẽ có những giấc mơ đẹp.

AloBacsi.vn Theo BS. Nguyễn Hoàng Nam - Sức Khỏe & Đời Sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vi-sao-hay-gap-ac-mong-n61144.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte-Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ tuy nhiên để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị một cách triệt để là vấn đề không dễ. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm hỗ trợ cho một giấc ngủ ngon.
  • Khó ngủ, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao tuổi có giấc ngủ ngon.
  • Hiện nay, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) bị rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng cao. Ước tính khoảng một nửa số người trên 50 tuổi bị RLGN với các biểu hiện ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn, khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại...
  • Giấc ngủ hàng ngày vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi nhưng đối người cao tuổi (NCT) cần được quan tâm hơn. Bởi vì khi bị rối loạn giấc ngủ, NCT sẽ gặp nhiều điều bất lợi do tuổi cao, sức yếu và mọi chức năng S*nh l* đều bị suy giảm.
  • Ngủ là thời gian trong đó cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi để dưỡng sức và tu bổ các hư hao của mô bào trong suốt một ngày làm việc trí óc cũng như chân tay.
  • Tôi đã ngoài 50 tuổi, nhiều năm nay tôi hay bị gặp ác mộng khi ngủ (kể cả ngày và đêm) dù trước khi ngủ tôi không nghĩ hay xem bất cứ thứ gì gây ác mộng.
  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY