Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Viêm đường tiết niệu và Thuốc dùng

Khoảng 3 ngày nay, cháu bị đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ đi được rất ít nước tiểu nhưng buốt. Có phải cháu bị viêm đường tiết niệu không?
Nguyễn Thị Thuỳ Dương (Vĩnh Phúc)

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu ở thấp gồm niệu đạo, bàng quang. nếu chỉ bị viêm đường tiết niệu thông thường thì điều trị không khó khăn lắm và có thể khỏi hoàn toàn.

Triệu chứng thường gặp là đái rắt (nghĩa là đái nhiều lần trong ngày, có thể 4 - 5 lần nhưng cũng có thể 10 - 20 lần, nhưng mỗi lần chỉ có rất ít nước tiểu) và đái buốt.

Trường hợp của cháu, nếu loại trừ các trường hợp viêm đường tiết niệu do các vi khuẩn đặc hiệu, thì nhiều khả năng là viêm đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn thông thường.

Cháu có thể điều trị theo cách sau:

- cần uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để làm tăng lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. cũng có thể uống nước sắc râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, tua rễ đa, nước rau cải… là các chất gây lợi tiểu nhẹ. nếu viêm đường tiết niệu chỉ ở mức độ nhẹ (đi tiểu dưới 5 lần một ngày, ít buốt, mới bị 1 - 2 ngày) có thể chỉ bằng uống nhiều nước cũng khỏi được.

- Sử dụng kháng sinh loại đào thải chủ yếu qua thận, nên chọn kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn gram âm như trimethoprim, ofloxaxin… Không dùng ofloxaxin cho trẻ em dưới 16 tuổi vì Thuốc gây chậm phát triển sụn.

- Nếu đái buốt nhiều thì có thể uống thêm các Thuốc làm giãn cơ trơn như nospa…

Các Thuốc trên uống trong khoảng 5 - 7 ngày, nên uống lúc đói để Thuốc được hấp thu tốt hơn. Điều quan trọng nữa là cháu cần đề phòng bệnh tái nhiễm, giữ vệ sinh vùng Sinh d*c và tầng sinh môn (đoạn giữa hậu môn và cơ quan Sinh d*c) bằng cách rửa bằng xà phòng mỗi ngày một lần, đồng thời cần uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày.

BS. Hà Hoàng Kiệm

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/viem-duong-tiet-nieu-va-thuoc-dung-n40056.html)

Chủ đề liên quan:

viêm đường tiết niệu

Tin cùng nội dung

  • Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn mà trước đây người ta xếp vào họ virút vì một số đặc điểm sinh học của chúng: có kích thước rất nhỏ bé, không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo thông thường như các vi khuẩn khác, mà chỉ nuôi cấy trên môi trường nuôi giống như virút.
  • Trong các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, Chalmydia trachomatis là loại để lại nỗi ám ảnh: đó là bệnh hột xoài và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu; bên cạnh đó là bệnh mắt hột gây nhiều biến chứng, thậm chí là gây mù lòa.
  • Mangyte-Nếu bạn đang tìm kiếm những cách tự nhiên để giảm đau, dưới đây là một số loại thực phẩm có tác dụng như các loại Thu*c giảm đau tự nhiên.
  • Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, với biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, tiểu ra máu,…
  • Tiểu buốt, tiểu rắt là chứng bệnh đường tiết niệu mà phụ nữ nào cũng có thể gặp một vài lần trong đời. Nhưng hàng chục năm sống trong tình cảnh như vậy, chắc không ai khổ hơn chị N. ở Định Quán, Đồng Nai.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng việc điều trị với người cao tuổi (NCT) thì gặp nhiều khó khăn hơn do sức đề kháng ngày một suy giảm.
  • Em rất lo lắng vì bị tiểu buốt kéo dài, uống Thu*c nhiều lần mà không khỏi, BS ơi!
  • Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh quá nguy hiểm và nó hoàn toàn có thể điều trị được nếu đúng cách.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, sậm màu,… Xin giới thiệu một số bài Thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh này.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY