Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm họng xuất tiết: Những điều bạn nên biết về căn bệnh này

Viêm họng xuất tiết thực chất là một dạng của viêm họng do các vi nấm, vi khuẩn tấn công. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, viêm họng xuất tiết còn...

viêm họng xuất tiết thường bắt đầu bằng hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi, viêm họng và xuất hiện dịch nhầy, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. viêm họng xuất tiết thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tai mũi họng và gây cản trở trong suốt quá trình điều trị.

Viêm họng xuất tiết và một số vấn đề cần biết

Viêm họng xuất tiết thực chất là một dạng của viêm họng do các nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. viêm họng xuất tiết nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm họng mạn tính và gây khó khăn cho việc điều trị.

1. Viêm họng xuất tiết là gì?

Hiệp hội aoa cho biết, viêm họng xuất tiết là hiện tượng họng bị viêm có xuất hiện dịch nhầy trong mũi và cổ họng. đây là một dạng bệnh lý phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng khác nhau khi thời tiết thay đổi thất thường.

Thông thường, viêm họng xuất tiết thường xảy ra với 2 trường hợp đó là:

    Viêm mũi xuất tiết mãn tính: Niêm mạc mũi của bệnh nhân phù nề và có biểu hiện xung huyết. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số biểu hiện khác như nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, ù tai, ngủ không sâu giấc và nghiêm trọng hơn là hiện tượng tụ máu ở ngoài cuống mũi.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm họng xuất tiết

Cũng tương tự như các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác, viêm họng xuất tiết thường bắt đầu từ các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm,… ngoài ra, bệnh cũng có khả năng phát triển bởi một số tác nhân khác như là:

– hệ miễn dịch suy giảm: trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và sau sinh là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này do hệ thống miễn dịch thường xuyên bị biến đổi. viêm họng xuất tiết do hệ miễn dịch suy giảm thường có biểu hiện cấp tính và có thể khắc phục triệt để nếu phát hiện sớm.

– tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: các tác nhân như khói bụi, phấn hoa, lông động vật là một trong số những nguyên nhân hình thành chứng viêm họng xuất tiết.

– Môi trường sống: Bệnh nhân sống trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và kích ứng trong khoang mũi hoặc vòm họng.

– thời tiết khí hậu: thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết chuyển biến đột ngột từ nóng sang lạnh cũng là những nguy cơ hàng đầu gây nên chứng viêm họng xuất tiết. bởi vì lúc này cơ thể chưa kịp thích ứng với thời tiết, điều này làm cho hệ miễn dịch bị rối loạn.

– nhiễm khuẩn: viêm họng xuất tiết do nhiễm khuẩn phổ biến nhất đó là viêm họng liên cầu nhóm a hoặc cũng có thể xuất phát từ một số tác nhân hiếm gặp như do chlamydia, corynebacterium hoặc bệnh lậu,…

3. Dấu hiệu nhận biết viêm họng xuất tiết

Dấu hiệu để nhận biết chứng viêm họng xuất tiết khi thăm khám đó là: niêm mạc họng phù nề, tấy đỏ, xuất tiết, nhiều trường hợp còn có biểu hiện sưng to, có mủ trắng ở amidan. ngoài ra, bệnh còn có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

– Họng sưng, đau: Thời điểm bệnh khởi phát, bệnh nhân thường bị hắt xì, cổ họng khô rát và khát nước thường xuyên. Cơn đau họng tăng lên khi bệnh nhân nuốt nước bọt, ăn uống và thậm chí đau cả khi nói. Một số trường hợp, bệnh nhân còn có cảm giác đau tai, ho khan, khàn giọng, mất giọng, ngạt mũi,…

– niêm mạc họng tấy đỏ, viêm sưng: bệnh nhân bị viêm họng xuất tiết thường gặp phải tình trạng viêm sưng niêm mạc tại một số vị trí như amidan, trụ trước, trụ sau, màng hầu, thành sau,… triệu chứng sưng viêm khiến bệnh nhân vô cùng khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên đây, bệnh nhân bị viêm họng xuất tiết còn thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sốt cao trên 39 – 40 độ, chán ăn, ngủ không ngon giấc. viêm họng xuất tiết kéo dài hoặc tái phát nhiều lần gây nguy cơ suy nhược cơ thể do thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh viêm họng xuất tiết do thay đổi thời tiết thường kéo dài khoảng 3-4 ngày và nhanh chóng suy yếu đối với người có đề kháng tốt. đối với người có đề kháng kém, bệnh có chiều hướng thay đổi phức tạp và khó điều trị dứt điểm.

4. Khi nào bệnh nhân viêm họng xuất tiết nên gặp bác sĩ?

Hầu hết, các trường hợp viêm họng đều được cải thiện tại nhà. tuy nhiên, các bác sĩ đầu ngành khuyến khích bệnh nhân nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi:

    Triệu chứng viêm đau họng kéo dài hơn 1 tuần.

5. Điều trị viêm họng xuất tiết như thế nào?

Nếu xác định được nguyên nhân gây viêm họng do virus, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như:

    Uống đủ 2 – 2,5 lít nước ấm/ngày, để tránh tình trạng mất nước.

Để cải thiện các triệu chứng viêm họng, sốt nhẹ bệnh nhân có thể sử dụng một số loại Thu*c không kê đơn như ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol) hoặc viên ngậm giảm đau họng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số thảo dược thiên nhiên để cải thiện như:

    Kim ngân hoa

Nếu tình trạng viêm họng xuất tiết không có biểu hiện cải thiện, bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để được khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. dựa vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể kê toa kháng sinh amoxicillin hoặc penicillin. bác sĩ kê đơn có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan nếu:

    Bệnh nhân có biểu hiện áp xe amidan hoặc amidan không đáp ứng với thoát nước.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt amidan là biện pháp cuối cùng để điều trị viêm họng. để điều trị viêm họng tốt nhất, bệnh nhân nên giữ vệ sinh răng miệng và thăm khám theo định kỳ.

6. Phòng ngừa viêm họng xuất tiết

Bệnh viêm họng xuất tiết cây cản trở đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. để hạn chế những tác động của bệnh, mỗi người nên biết cách ngăn ngừa và phòng chống viêm họng, cụ thể như sau:

    Thường xuyên vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm họng xuất tiết mà bạn đọc có thể tham khảo. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-hong-xuat-tiet)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • “Quả có rụng cũng không xa gốc”. Câu tục ngữ này không chỉ về tính cách mà còn về sức khỏe của con cái cũng ảnh hưởng của cha mẹ rất lớn.
  • Tỉ lệ người mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, trong khi kiến thức về các bệnh máu, trong đó có thalassemia còn rất hạn chế.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY