Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Viêm màng ngoài tim co thắt

Viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của tình trạng viêm xơ hóa, vôi hóa làm dày lên, dính màng tim.

Viêm màng ngoài tim co thắt có phải xuất phát từ viêm màng ngoài tim? Biểu hiện của bệnh ra sao và hiện có điều trị được không?

(Khổng Trọng Minh - Hậu Giang)

Chào bạn,

Viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của tình trạng viêm xơ hóa, vôi hóa làm dày lên, dính màng tim. Điều này gây ra hạn chế máu trở về tim và làm giảm thể tích tống máu. Màng ngoài tim lúc này cứng nhắc bao lấy trái tim là hạn chế tim giãn ra trong thời kỳ tâm trương và làm tăng áp lực trong buồng tim.

Nguyên nhân gây ra thể bệnh này: nhiễm trùng, chấn thương, xạ trị… Bệnh lý màng ngoài tim có rất nhiều thể và chung qui lại là tình trạng viêm màng ngoài tim. Tùy theo nguyên nhân gây ra viêm màng ngoài tim mà người ta phân chia ra các nhóm: viêm màng ngoài tim do nhiễm trùng (virút, vi khuẩn, nấm), viêm màng ngoài tim không do nhiễm trùng (ung thư, nhồi máu cơ tim, tăng urê máu, chấn thương, sau xạ trị…), viêm màng ngoài tim do miễn dịch (thấp tim, bệnh mô liên kết…).

Người ta cũng có thể dựa vào thời gian để chia viêm màng ngoài tim cấp tính (dưới 6 tuần), viêm màng ngoài tim bán cấp, viêm màng ngoài tim mãn tính (trên 6 tháng).

Biểu hiện ở những bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt là ngất xỉu, mệt và khả năng gắng sức kém. Sau đó, khi suy tim trái sẽ có khó thở khi gắng sức và khó thở về đêm.

Khám sẽ phát hiện tăng áp tĩnh mạch gây gan to, cổ trướng, phù ngoại biên, nghe tiếng tim mờ… để xác định ngoài việc cho làm điện tim, X-quang, thông tim thì làm siêu âm là điều quan trọng.

Đây là một thể bệnh có tiên lượng nặng và việc điều trị bằng ngoại khoa là cơ bản. Người ta phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim (hơn 90% có cải thiện triệu chứng sau mổ).

Hiện tại dù hồi sức rất tốt nhưng tỉ lệ Tu vong trong và sau mổ còn khá cao (có khi lên đến 20%). Tất nhiên song song đó là điều trị nội khoa bằng Thu*c để giảm áp lực tĩnh mạch ngoại vi và tĩnh mạch phổi.

Theo BS.CKII. Đặng Minh Trí - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-mang-ngoai-tim-co-that-n183892.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY