Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Việt Nam đăng cai tổ chức đào tạo can thiệp thần kinh, đột quỵ tại Đà Nẵng

Vào tháng 3 và tháng 11/2019, tại Đà Nẵng sẽ tổ chức khóa Đào tạo Quốc tế chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu thần kinh đột quỵ. Khóa học này sẽ do nhóm các chuyên gia đầu ngành về Chẩn đoán hình ảnh thần kinh và Can thiệp Mạch thầnkinh, can thiệp Đột quỵ giảng dạy.
Chương trình Đào tạo Quốc tế chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu thần kinh đột quỵ - PLANET đã và đang được tổ chức thành công hàng năm tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và được công nhận là chương trình giáo dục hàng đầu về giảng dạy các nguyên tắc cơ bản của Thần kinh học can thiệp trên toàn thế giới.Khóa học được tổ chức thành hai học phần vào mùa xuân và mùa thu của mỗi năm dương lịch. Chương trình mỗi học phần diễn ra trong một tuần. Và năm 2019, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức khóa học PLANET đầy đủ 2 học phần tại Đà Nẵng với giảng viên là các chuyên gia đầu ngành can thiệp thần kinh thế giới. Đó là: GS Karel G.ter Brugge - Đại học Toronto, Canada; GS In Sup Choi - Đại học Tuffs, Mỹ; GS Sirintara Pongpech - Đại học Mahidol, Thái Lan; GS Timo Krings - Đại học Toronto, Canada; GS Philippe Mercier - Bệnh viện Trường Đại học, Pháp; PGS Allan Taylor - Đại học Cape Town, Nam Phi.Cụ thể, học phần 1 chính thức bắt đầu từ 24 - 29/3/2019 và sẽ đề cập đến giải phẫu mạch máu của mặt, nền sọ và hệ thống mạch máu thần kinh trung ương. Các chủ đề khác sẽ bao gồm các khối u nền sọ, dị dạng động mạch màng cứng và các tổn thương chấn thương của đầu và cổ mạch máu, giải phẫu mạch máu tủy sống, khối u mạch máu và dị tật cũng như dị dạng mạch máu của vùng đầu và cổ.Học phần 2 kéo dài từ 3 - 8/11/2019 sẽ bao gồm tiến trình tự nhiên, hình ảnh và điều trị túi phình động mạch, dị dạng động mạch não cũng như thiếu máu cục bộ động mạch và tĩnh mạch ở người lớn và trẻ em, cũng như các phương pháp và y học chứng cứ về can thiệp đột quỵ.Có thể nói, đây là cơ hội “vô cùng hiếm có” cho các chuyên gia y tế chuyên ngành Thần kinh trong nước được trao đổi, học tập với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới về giải phẫu thần kinh, chẩn đoán điều trị các bệnh mạch máu não, tủy ở người lớn và trẻ em. Bởi có lẽ phải mất 10 năm nữa lớp học mới có thể được tổ chức lại tại Việt Nam.Chương trình được thiết kế đặc biệt chuyên sâu cho các nhà chuyên khoa Thần kinh học: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Can thiệp thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh... cũng như các chuyên gia y tế mong muốn nâng cao cập nhật kiến thức về giải phẫu thần kinh, nắm vững những bất thường mạch máu của hệ thần kinh trung ương cũng như chẩn đoán và phương pháp điều trị các bệnh mạch máu não và đột quỵ ở người lớn và trẻ em sẽ được giải thích chi tiết và cập nhật. Các kiến thức này sẽ không thể thiếu cho đội ngũ y bác sĩ các bệnh viện có máy DSA đang triển khai đơn vị can thiệp Đột quỵ.Bên cạnh các tài liệu bài giảng được cung cấp trong chương trình, tương tác và thảo luận sau mỗi bài thuyết trình, khoa học còn tổ chức một số hội thảo nhỏ trong mỗi phiên để giao tiếp tương tác giữa học viên và các chuyên gia đầu ngành về thần kinh trên thế giới thông qua thảo luận các ca lâm sàng trình bày bởi những người tham gia, tạo điều kiện cho các học viên tương tác nhiều hơn nữa để học hỏi kinh nghiệm thực hành.Lệ phí tham dự là 800 USD/ 1 học phần, đã bao gồm ăn trưa, tea-break tại Furama (học viên tự lo chi phí đi lại và lưu trú). Chương trình học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Ban tổ chức sẽ cân nhắc phần dịch đuổi nếu BTC nước ngoài cho phép và có nhiều học viên yêu cầu.

Hiện khóa học chỉ nhận tối đa 50 học viên, nếu có nhu cầu tham gia lớp học vui lòng đăng ký trước 15/2/2019 qua Maricelle Trid - Email: Maricelle.Trid@uhn.ca - 0977 533 410 (ThS Nguyễn Lưu Giang) - 088 655 9911 (TS Trần Chí Cường) hoặc hotline 18001115 hoặc đăng ký online tại https://planecourse.ca/.

Ban đầu, đây là khóa học thạc sĩ Quốc tế về bệnh thần kinh mạch máu từ năm 2000 đến năm 2009 do các trường Đại học Y khoa Bicetre Pháp, Đại học Y khoa Toronto Canada và Đại học Mahidol Thailand cùng phối hợp tổ chức.

Sau sự qua đời đột ngột của giáo sư Pierre LAsjauias năm 2008 để tưởng nhớ công lao to lớn của ông trong việc đã vận động các giáo sư đầu ngành trên khắp thế giới khóa học được đổi tên thành PLANET (Pierre LAsjaunias Neurovascular Education Team).Chương trình hiện tại được tổ chức bởi Đại học Mahidol tại Bangkok Thái Lan, Đại học Tuffs ở Boston USA, Đại học Y khoa Toronto Canada.Ban tổ chức trong nước:

GS Phạm Minh Thông - Chủ tịch Hội Điện quang Y học hạt nhân Việt Nam; Chủ tịch Hội điện quang can thiệp Việt Nam.

TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế S.I.S; Phó Chủ tịch Hội Điện quang can thiệp Việt Nam, Ban chấp hành hội can thiệp thần kinh Á-Úc.
Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/viet-nam-lan-dau-dang-cai-to-chuc-dao-tao-can-thiep-than-kinh-dot-quy-tai-da-nang-n154144.html)

Tin cùng nội dung

  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY