Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Việt Nam kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm

(MangYTe) - Để tiếp tục chủ động kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Trong đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt tại Trung Quốc.

Tính đến 14 giờ 30 phút ngày 19/2/2020, thế giới đã ghi nhận 75.203 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 tại 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2012 trường hợp Tu vong (Trung Quốc: 2.006, Philippin: 1, Hồng Kông (Trung Quốc): 2, Nhật Bản: 1, Pháp: 1, Đài Loan 1).

Chiều 18/2, Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) tổ chức lễ xuất viện cho 2 nữ bệnh nhân nhiễm virus Covid-19. Ảnh: Phương Thảo.

Số trường hợp mắc ghi nhận tại Trung quốc là 74.186 ở 31/31 tỉnh/TP, chiếm 98,6% tổng số trường hợp mắc trên toàn thế giới, các quốc gia khác ghi nhận 1.017 trường hợp mắc.

Tại Việt Nam, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và sự chủ động giám sát, đáp ứng dịch sớm của ngành y tế, sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay tiếp tục được kiểm soát tốt.

Cả nước ghi nhận 16 trường hợp mắc, trong đó đã có 14 trường hợp khỏi bệnh, các trường hợp còn lại sức khỏe ổn định. Ngày hôm nay (20/2), 2 bệnh nhân ở Vĩnh Phúc sẽ được xuất viện. Còn bệnh nhân tại TP Hồ Chí Minh đã khỏi bệnh và dự kiến sẽ được xuất viện vào ngày 21/2.

Các bệnh dịch lưu hành trên cả nước ổn định, không ghi nhận bệnh dịch có số mắc gia tăng đột biến. Các bệnh lưu hành chủ yếu như sốt xuất huyết, tay chân miệng… đều có xu hướng giảm, so với cùng kỳ năm 2019, số mắc sốt xuất huyết giảm 46%, tay chân miệng giảm 44%, sốt phát ban nghi sởi giảm 76%, số trường hợp dương tính với sởi giảm 16 lần, các dịch bệnh khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch tập trung tại cộng đồng.

Để kiểm tra sự chủ động, sẵn sàng trong công tác đáp ứng, phòng chống trước mùa dịch, đặc biệt tại khu vực miền Trung, ngày 19/2/2019, Đoàn công tác do Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình dịch bệnh và công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó dịch tại khu vực miền Trung (Quy Nhơn, Bình Định). Kết quả cho thấy tình hình dịch hiện đang được kiểm soát tốt. So với cùng kỳ năm 2019, trên toàn khu vực số bệnh nhân sốt rét giảm 65%, tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét giảm 63%, không có sốt rét ác tính và không có Tu vong do sốt rét. Số mắc sốt xuất huyết giảm 21%.

Những tỉnh có số mắc sốt xuất huyết cao ở cuối năm 2019 là Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị đã có xu hướng giảm mạnh. Trong các tuần gần đây, các dịch bệnh khác ổn định không có gì đặc biệt. Công tác phòng chống dịch cũng đã và đang được triển khai chủ động và đồng bộ.

Trong đợt kiểm tra, Đoàn công tác chỉ đạo khu vực miền Trung tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan, bùng phát, tăng cường các biện pháp giảm mắc, giảm Tu vong, tập huấn và truyền thông phòng chống dịch bệnh.

Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét,… là những bệnh dịch lưu hành, nhiều dịch bệnh có tính chất phát triển theo mùa. Vì vậy công tác phòng, chống trước mùa dịch để giảm tối đa số mắc và Tu vong là rất quan trọng. Các cơ quan y tế dự phòng thường xuyên giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch và tham mưu cho các cấp chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể và toàn dân có các biện pháp kịp thời.

Để tiếp tục chủ động kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm, đề nghị mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như: Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, duy trì diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy hàng tuần, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân… để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/viet-nam-kiem-soat-tot-cac-benh-truyen-nhiem-365601.html)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY