Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai hệ thống dự báo sốt xuất huyết

Dự báo SXH dựa trên dữ liệu vệ tinh được khởi xướng đầu tiên tại Việt Nam và được thí điểm ở 4 tỉnh của Việt Nam. Đây là mô hình tích hợp các dữ liệu được quan trắc từ vệ tinh như sự sẵn có nước, lượng mưa và nhiệt độ kết hợp với các dữ liệu về tỷ lệ mắc SXH để dự báo sớm trước vài tháng khả năng bùng phát dịch SXH ở phạm vi huyện, tỉnh và khu vực.

Đây là thông tin tại Hội thảo khu vực họp bàn về việc mở rộng hệ thống cảnh báo từ Việt Nam sang một số nước khác khu vực Châu Á vào sáng ngày 18/11/2019 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam phối hợp cùng một liên minh đối tác do HR Wallingford đứng đầu tổ chức. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của đại diện các Bộ ngành, Sở Y tế các tỉnh thành tham gia dự án như Hà Nội, Đắc Lắc, Đồng Nai và Khánh Hòa; các tổ chức quốc tế, các chuyên gia quốc tế từ các nước như Campuchia, Lào, Philippines, Sri Lanka, Bangladesh.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý và Điều hành Cục Y tế dự phòng cho biết (SXH) là bệnh dịch do virrus từ muỗi gây ra và có tốc độ lây truyền nhanh nhất trên thế giới. Tỷ lệ mắc SXH đã tăng rất nhanh trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Tỷ lệ mắc SXH tăng rất nhanh trên toàn thế giới, tăng 30 lần trong 50 năm qua. Trước năm 1970, chỉ có 9 nước có dịch SXH nghiêm trọng xảy ra. Dịch SXH giờ đây đã lan truyền ra hơn 140 nước với khoảng 390 triệu người bị ảnh hưởng hàng năm. Dịch SXH không những tăng về số ca mắc mà còn lan truyền ra các khu vực mới và bùng phát nhiều vụ dịch.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phụ trách, quản lý và điều hành Cục Y tế dự phòng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hải Yến

Đến nay SXH đã trở thành vấn đề không chỉ các trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Riêng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, SXH đã trở thành bệnh lưu hành trong nhiều năm qua. Trong 10 tháng vừa qua của năm 2019, nhiều đã ghi nhận hàng nghìn ca mắc SXH ở các nước trong đó cũng có hàng trăm ca Tu vong do SXH.

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết gây gánh nặng lớn về y tế công cộng như tỷ lệ mắc, tỷ lệ Tu vong do sốt xuất huyết cao. Ngoài ra, sốt xuất huyết cũng gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Từ năm 2000, số ca mắc sốt xuất huyết ở Việt Nam đã tăng hơn 100%. Năm 2017, Việt Nam hứng chịu một đợt dịch sốt xuất huyết lớn, ảnh hưởng tới 170.000 người và 38 ca Tu vong. Mặc dù tình hình dịch tễ sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây nhưng hiện vẫn chưa có một hệ thống cảnh báo dịch sốt xuất huyết trước 6 tháng.

Ông Đặng Quang Tấn nhấn mạnh, mô hình dự báo SXH sử dụng số liệu về khí tượng thời tiết thông qua các vệ tinh quan sát trái đất kết hợp với số liệu về bệnh SXH là một sáng kiến mang tính khoa học được kỳ vọng sẽ mang đến một công cụ mới giúp ích cho công tác dự báo sớm SXH qua đó giúp cho việc phòng chống SXH trong tương lai một cách hiệu quả và bền vững hơn. Sáng kiến này đã được các chuyên gia quốc tế, các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao và triển khai thí điểm tại một số tỉnh ở Việt Nam.

Dự án phát triển hệ thống cảnh báo dịch tích hợp dữ liệu quan trắc từ vệ tinh, hay còn gọi là hệ thống D-MOSS là hệ thống cảnh báo đầu tiên tích hợp dữ liệu quan trắc từ vệ tinh và dữ liệu về thời tiết, hệ thống chạy trên nền tảng web có thể dự báo các đợt dịch bùng phát trước tới 6 tháng.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phụ trách, quản lý và điều hành Cục Y tế dự phòng và bà Sitara Syed, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam chủ trì buổi hội thảo. Ảnh: Hải Yến

Ông Đặng Quang Tấn cho hay: “Bộ Y tế đánh giá cao sáng kiến và sự hỗ trợ kĩ thuật mà dự án mang lại. Đây là sáng kiến đầu tiên được hình thành và thử nghiệm trên thế giới, và đã quy tụ hàm lượng lớn chất xám khoa học từ nhiều tổ chức quốc tế và trong nước. Thông tin mà các quốc gia chia sẻ đóng góp một phần quan trọng vào nỗ lực chung của khu vực trong việc ứng phó với dịch bởi vì dịch không có biên giới địa lý giữa các quốc gia”.

Việt Nam là một trong những quốc gia được triển khai mô hình này. Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng hy vọng đây sẽ là một công cụ giúp cho các quốc gia triển khai công tác dự báo sớm cũng như triển khai công tác phòng ngừa và phòng chống SXH ở quốc gia đó.

Hệ thống D-MOSS được giới thiệu ở 7 quốc gia bao gồm Bangladesh, Cambodia, CHDCND Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Tại hội thảo, đại diện của 7 quốc gia đã trình bày về và các phương pháp mà các quốc gia này hiện đang sử dụng trong việc theo dõi và phòng chống sốt xuất huyết.

Hội thảo khu vực họp bàn về việc mở rộng hệ thống cảnh báo sốt xuất huyết

Phát biểu tại Hội thảo, bà Sitara Syed, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết: “Dự báo SXH dựa trên dữ liệu vệ tinh được khởi xướng tại Việt Nam và được thí điểm ở 4 tỉnh của Việt Nam. Đây là mô hình trên nền tảng web, tích hợp các dữ liệu được quan trắc từ vệ tinh như sự sẵn có nước, lượng mưa và nhiệt độ kết hợp với các dữ liệu về tỷ lệ mắc SXH để dự báo sớm trước vài tháng khả năng bùng phát dịch SXH ở phạm vi huyện, tỉnh và khu vực" .

Dự báo SXH dựa trên dữ liệu vệ tinh (gọi tắt là D-MOSS) được khởi xướng đầu tiên tại Việt Nam và được thí điểm ở 4 tỉnh của Việt Nam. Đây là mô hình trên nền tảng web, tích hợp các dữ liệu được quan trắc từ vệ tinh như sự sẵn có nước, lượng mưa và nhiệt độ kết hợp với các dữ liệu về tỷ lệ mắc SXH để dự báo sớm trước vài tháng khả năng bùng phát dịch SXH ở phạm vi huyện, tỉnh và khu vực.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/moi-nam-co-60-trieu-ca-mac-sot-xuat-huyet-tren-toan-cau-n165876.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY