An toàn thực phẩm hôm nay

Việt Nam thiệt hại 700 triệu USD mỗi năm do mất an toàn thực phẩm

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Việt Nam bị thiệt hại khoảng 700 triệu USD/năm do vấn đề mất an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Việt Nam bị thiệt hại khoảng 700 triệu USD/năm do vấn đề thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Thông tin này được đưa ra tại Diễn đàn An toàn thực phẩm quốc tế lần thứ 7 do IFC - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới - tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 28 và 29/11.

Các nhà nghiên cứu, chuyên gia tham gia thảo luận tại Diễn đàn. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Theo ông Ousmane Dione, năm 2017 giá trị xuất khẩu nông sản thực phẩm của Việt Nam lên tới hơn 18 tỷ USD. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy Việt Nam đang không ngừng lớn mạnh ở lĩnh vực này. Muốn xây dựng thương hiệu cho nông sản và thực phẩm của Việt Nam, Chính phủ cần có những chiến lược phù hợp, trong đó có thể áp dụng kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới.

Theo ông Ousmane Dione, Việt Nam cũng cần lưu ý kiểm soát chặt hơn nữa thị trường thực phẩm nội địa bởi thực tế cho thấy đã có sự gia tăng rõ rệt của tầng lớp trung lưu trong những năm gần đây - những người có nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn ở trong nước; đồng thời có những chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn bền vững hơn trong thời gian tới.

Đồng tình với quan điểm này, ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Deheus châu Á, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi của Hà Lan, cho rằng trước đây, nền nông nghiệp Việt Nam hầu như chỉ chú trọng vào xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, thị trường trong nước ngày càng không ngừng lớn mạnh, người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Nhu cầu về thực phẩm an toàn trở nên bức thiết bởi người tiêu dùng Việt Nam cũng muốn biết rõ về nguồn gốc thực phẩm tương tự người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển.

"Điều này có nghĩa Việt Nam cần kiểm soát chặt hơn các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, có chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ các đối tác, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn. Đây chính là những đối tác quan trọng mà Chính phủ cần chú ý nhằm giúp giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng," ông Gabor Fluit cho hay.

Chia sẻ kinh nghiệm của New Zealand, bà Wendy Matthews, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết ở đất nước này, an toàn thực phẩm được xây dựng thành văn hóa, trách nhiệm đối với tất cả mọi người, kể cả doanh nghiệp lẫn người nông dân và người tiêu dùng. Mỗi khi có sự cố về an toàn thực phẩm, người cung cấp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị xử lý rất nặng nề. New Zealand cũng sẵn sàng khen thưởng cho doanh nghiệp làm tốt vấn đề an toàn thực phẩm. Như vậy, chìa khóa để xây dựng danh tiếng cho thực phẩm của mỗi quốc gia là các quy định pháp luật và khoa học - đây là hai yếu tố quan trọng để các nhà quản lý có thể kiểm soát về an toàn thực phẩm.

Diễn ra trong 2 ngày 28 và 29/11, Diễn đàn An toàn thực phẩm quốc tế lần thứ 7 là nơi các chuyên gia của ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu gặp gỡ và thảo luận vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ về an toàn thực phẩm. Với chủ đề “Thực phẩm an toàn hơn, kinh doanh tốt hơn," nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư vào thực phẩm an toàn như thế nào và xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm ra sao sẽ được chia sẻ, thảo luận.

Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam, nơi ngành thực phẩm có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 15%, nằm trong số các thị trường có tốc độ tăng trưởng hàng đầu châu Á. Song việc thiếu các tiêu chuẩn an toàn phù hợp sẽ có thể cản trở sự tăng trưởng bền vững của ngành làm giảm các cơ hội thị trường cho các nhà sản xuất thực phẩm trong nước và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/viet-nam-thiet-hai-700-trieu-usd-moi-nam-do-mat-an-toan-thuc-pham-a104240.html)

Tin cùng nội dung

  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY