Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Vinh danh 10 thầy Thuốc trẻ Thủ đô tiêu biểu nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm

Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Thầy Thuốc trẻ thành phố Hà Nội phối hợp lựa chọn, trao giải thưởng Đặng Thùy Trâm cho 10 thầy Thuốc trẻ Thủ đô xuất sắc.

Đây là hoạt động được tổ chức 2 năm 1 lần nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2018), 63 năm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2018), nhằm tôn vinh các y, bác sỹ trẻ tiêu biểu, một trong những lực lượng thanh niên có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô.

Qua bốn lần tổ chức, hơn 200 thầy Thuốc trẻ Thủ đô tiêu biểu được tuyên dương và 40 thầy Thuốc trẻ Thủ đô xuất sắc tiêu biểu được nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm.

Tiêu biểu trong số 10 thầy Thuốc trẻ Thủ đô xuất sắc được nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm năm nay có tiến sỹ-bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường (sinh năm 1979, là Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương).

Trong năm 2017, tiến sỹ-bác sỹ Nguyễn Lý Thịnh Trường đã cùng các đồng nghiệp phẫu thuật cho 382 bệnh nhân có bệnh lý tim mạch phức tạp, cùng nhóm bác sỹ phẫu thuật của khoa phẫu thuật thành công cho hơn 1.346 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh; tổ chức và tham gia khám sàng lọc tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh với tổng số 10.400 trẻ em được khám đa khoa và chuyên khoa tim mạch. Qua đó đã phát hiện 743 trường hợp có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tim để kịp thời đưa ra những can thiệp, điều trị, theo dõi phù hợp cho trẻ.

Thiếu tá, thạc sỹ-bác sỹ Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 1983, Bác sỹ điều trị Bộ môn - Khoa Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Quân y 103) là người tham gia đề tài Nhà nước về ghép phổi đầu tiên trên người tại Việt Nam, đoạt giải thưởng Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ X năm 2017, tham gia và đoạt ba giải Nhất Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ Bệnh viện Quân y 103 trong các năm 2012, 2014, 2016, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Trẻ nhất trong số 10 thầy Thuốc được nhận giải thưởng Đặng Thùy Trâm lần này là điều dưỡng Phùng Văn Toàn (sinh năm 1990, điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang).

Trong bốn năm 2011, 2013, 2015, 2017, Toàn đã trực tiếp tham gia bốn sáng kiến cải tiến của Khoa Nhi, khoa Hồi sức tích cực Nhi và đều được giải cao của cấp thành phố và cơ sở. Năm 2013, Toàn đã cùng các điều dưỡng trong đơn nguyên sơ sinh tham gia sáng kiến cải tiến “Sử dụng nôi mây ủ ấm tự tạo tránh hạ thân nhiệt trong vận chuyển trẻ sơ sinh,” đoạt giải Ba Hội thao liên viện thành phố Hà Nội năm 2013.

Năm 2015, điều dưỡng Phùng Văn Toàn trực tiếp làm chủ sáng kiến cải tiến mang tên “Áp dụng nguyên lý NCPAP sử dụng bình oxy, gọng mũi và đồng hồ kiểm soát áp lực trong vận chuyển bệnh nhi suy hô hấp,” đoạt giải Khuyến khích Hội thao liên viện thành phố Hà Nội năm 2015.

Năm 2017, Toàn cũng là chủ sáng kiến cải tiến mang tên “Cải tiến kỹ thuật lấy máu bằng phương pháp sử dụng Heplock trên bệnh Nhi đặt catheter động mạch” và đoạt giải ba Hội thao liên viện lần thứ 27./.

Nguồn: TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/vinh-danh-10-thay-thuoc-tre-thu-do-tieu-bieu-nhan-giai-thuong-dang-thuy-tram)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi vừa tới phòng khám cũng là lúc cơn mưa rào mùa hè đổ xuống. Trong lúc chưa có bệnh nhân tới khám, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài ngắm mưa thì chuông điện thoại reo. “Cháu chào chú, chú có khoẻ không?
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY