Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 lần thứ 5

MangYTe - Phiên bản thứ 5 xây dựng dựa trên những bài học kinh nghiệm trong điều trị bệnh nhân tại Việt Nam, cập nhật hướng dẫn mới nhất, cập nhật của thế giới.

Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 lần thứ 5 - Ảnh 1.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành ra mắt bcđ an toàn tiêm chủng vaccine covid-19 và tập huấn hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị covid-19 sáng 28/4, pgs.ts nguyễn trường sơn - thứ trưởng bộ y tế - cho biết bộ vừa có quyết định số 2008/qđ-byt về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị covid-19 do chủng virus sars-cov-2.

Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 lần thứ 5 - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: C.Quyết

Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 26/4 và thay thế cho Hướng dẫn đã ban hành tháng 7/2020.

"đây là phiên bản thứ 5 của hướng dẫn chẩn đoán điều trị, dựa trên những bài học kinh nghiệm thực tế điều trị ở việt nam, cập nhật hướng dẫn mới nhất, cập nhật của who, cdc và hội đồng châu âu..." - gs.ts nguyễn văn kính, chủ tịch hội đồng chuyên môn điều trị covid- 19, cho biết.

Hướng dẫn tiếp tục khẳng định virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp và qua đường tiếp xúc. Virus SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua đường khí dung (aerosol), đặc biệt tại các cơ sở y tế, những nơi đông người và ở không gian kín.

"Càng tụ tập đông người, càng lễ hội đông người thì càng dễ lây nhiễm COVID-19. Bài học ở Ấn Độ rất rõ, số người mắc, số người Tu vong rất nhanh" - vị chuyên gia nói đồng thời khẳng định chưa có nghiên cứu về việc lây truyền virus qua thực phẩm. 

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi tạo ra hàng nghìn biến thể khác nhau trên toàn thế giới, làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn.

Người mắc COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng, như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và Tu vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh có vai trò của "cơn bão cytokine" và huyết khối mao mạch phổi trong các ca bệnh có suy hô hấp nặng và nguy kịch.

Hiện COVID-19 chưa có Thu*c đặc hiệu nên chủ yếu điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm vaccine, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết: Thời gian ủ bệnh của COVID-19 từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày.

Triệu chứng khởi phát hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Ngoài ra, 20% bệnh nhân có tiến triển nặng. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7-8 ngày.

Các biểu hiện nặng bao gồm: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện... Trong đó khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp, như: Thở nhanh, khó thở, tím tái..., hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến Tu vong.

Theo Bộ Y tế, Tu vong bởi COVID-19 xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ Tu vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng (SOFA) cao khi nhập viện..

Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 lần thứ 5 - Ảnh 3.

20% bệnh nhân COVID-19 có tiến triển nặng

Ở trẻ em, đa số trẻ mắc COVID-19 có các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho hoặc các biểu hiện viêm phổi.

Tuy nhiên, một số trẻ mắc COVID-19 có tổn thương viêm đa cơ quan, như: Sốt; ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa; rối loạn đông máu và tăng các chỉ số viêm cấp.

Theo Bộ Y tế, nguyên tắc điều trị chung, phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể, với ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ), điều trị tại các khoa, phòng thông thường. Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) hoặc ca bệnh nhẹ ở người có các bệnh mạn tính hay người cao tuổi cần được điều trị tại các phòng cấp cứu của các khoa, phòng hoặc hồi sức tích cực.

Ca bệnh nặng - nguy kịch (suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) cần được điều trị hồi sức tích cực. Do COVID-19 chưa có Thu*c đặc hiệu, nên điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.

Bộ Y tế cũng quy định, người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn: Hết sốt, các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh đã cách ly tập trung tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên, đồng thời có tối thiểu hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau từ 48 đến 72 giờ) âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR; thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ.

Sau khi xuất viện, người bệnh cần tiếp tục được cách ly phù hợp tại nhà dưới sự giám sát của y tế cơ sở và trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương thêm 14 ngày và theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có các dấu hiệu bất thường khác phải đến khám lại ngay tại các cơ sở y tế.

Cùng với đó, người bệnh được làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR tại thời điểm ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Đối với những trường hợp xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR tái dương tính trong thời gian theo dõi sau xuất viện, bệnh nhân cần được tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày và làm thêm một lần xét nghiệm vào ngày thứ 7.

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/virus-sars-cov-2-lien-tuc-bien-doi-bo-y-te-ban-hanh-huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-covid-19-lan-thu-5-2021042809391538.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đây là ý kiến của GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế sau khi đi kiểm tra thực tế và làm việc với các cơ quan chức năng địa phương, cơ quan chuyên môn của ngành y tế về những trường hợp có tổn thương về mắt ở những người làm hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
  • Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn. Có nhiều bằng chứng ở châu Á và Việt Nam cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới,
  • Ngày 5/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo về xây dựng kế hoạch và triển khai dự án “ Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam.
  • PGS.TS. Trịnh Hồng Sơn- Phó, Giám đốc BV Việt Đức cho biết, Lễ ký kết là minh chứng cho thấy quyết tâm cao của cán bộ, nhân viên BV Việt Đức trong việc thực hiện chủ trương của Bộ Y tế - hướng tới sự hài lòng của người bệnh, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế trong mắt nhân
  • Trong không khí hào hùng của những ngày Tháng Tám lịch sử của đất nước, những cán bộ công tác tại Văn phòng cơ quan Hành chính Nhà nước...
  • Là một trong 4 bệnh viện (BV) đầu tiên của ngành y tế đã ký cam kết thực hiện Kế hoạch “Đổi mới phong cách, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”...
  • Tại Cần Thơ, Bộ Y tế, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo bàn các giải pháp phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) ...
  • Sáng 10/8, Tập đoàn đầu tư Phú Thọ - Công ty CP Bệnh viện Quốc tế Vinh tổ chức khánh thành và đưa Bệnh viện Quốc tế Vinh (TP.Vinh) với quy mô 500 giường bệnh vào hoạt động.
  • BHXH Việt Nam và Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp bàn giải pháp phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình ở cấp xã và sửa đổi một số nội dung của Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC.
  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY