Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Xâm nhập mặn dự báo sẽ diễn ra khốc liệt tại ĐBSCL trong mùa khô 2021

(MangYTe) - Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2, 3; phạm vi xâm nhập mặn (4g/l) khoảng 55-75km. Riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn xâm nhập mặn tập trung vào tháng 3, 4; phạm vi xâm nhập mặn từ 45-95km.

Theo thông tin từ ủy hội sông mê công quốc tế (mrc), từ nửa cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/2021, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông mê công (tại trạm kratie-campuchia) về đồng bằng sông cửu long (đbscl) ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (tbnn) khoảng 5-15%; từ tháng 3-5/2021, khả năng ở mức tương đương tbnn.

Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long trong các tháng mùa khô năm 2021 biến đổi theo triều và ở mức cao hơn TBNN từ 0,1-0,3m. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL gia tăng và xâm nhập sâu tại các cửa sông chính từ nửa cuối tháng 1/2021.

Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông cửu long khả năng tập trung trong tháng 2 (từ 26/2-2/3), tháng 3 (từ 12-16/3, từ 25-29/3). riêng các sông vàm cỏ, cái lớn xâm nhập mặn tập trung vào tháng 3, 4 (từ 9-14/4, từ 24-28/4), sau giảm dần. phạm vi xâm nhập mặn (4g/l) tại các cửa sông cửu long khoảng 55-75km, trên các sông vàm cỏ từ 80-95km; sông cái lớn từ 45-52km…

Xâm nhập mặn dự báo sẽ diễn ra khốc liệt tại ĐBSCL trong mùa khô 2021.

Trước thực trạng trên, ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia khuyến nghị: “Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn nhiều biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn”.

Theo đó, vùng thượng ĐBSCL (bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ), nguồn nước cần được đảm bảo cho sản xuất, đồng thời cần tăng cường các giải pháp cấp nước cho các vùng núi cao thuộc Tri Tôn, Tịnh Biên (tỉnh An Giang) để đề phòng khô hạn xuất hiện.

Sử dụng hệ thống bơm dẫn trữ nước ngọt cho bà con tại ĐBSCL. Ảnh: Trần Lưu

Vùng giữa ĐBSCL (bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre) đề phòng ảnh hưởng mặn xâm nhập cao trong năm 2021.

Chủ động giảm diện tích vụ Đông xuân các vùng đã bị ảnh hưởng ở năm 2020. Tăng cường các giải pháp bảo vệ nguồn nước, tích trữ nước và bơm hút khi cần. Khi lấy nước ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả.

Vùng ven biển ĐBSCL (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang), nhiều địa phương chủ động bơm trữ nước và cấp nước sinh hoạt; kiểm soát chặt chẽ các cống kiểm soát mặn và tích trữ nước phục vụ sản xuất. Đảm bảo nguồn nước ngọt có nguy cơ bị thiếu hụt cao giữa mùa khô, xâm nhập mặn dự báo tại các cửa sông Cửu Long cao trong tháng 2, duy trì cao trong tháng 3, giảm dần ở tháng 6…

Để quản lý tốt sản xuất trồng trọt năm 2021, giảm thiệt hại thấp nhất do ảnh hưởng hạn, mặn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, Giồng Trôm phối hợp địa phương sớm khuyến cáo nông dân không xuống giống lúa vụ 3 (vụ Đông Xuân 2020-2021), nhằm tránh thiệt hại do có thể ảnh hưởng hạn, mặn.

Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến hạn, mặn để kịp thời thông báo đến nông dân chủ động phòng, chống. Các ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo các địa phương theo dõi chặt chẽ việc đóng mở cống đầu mối hợp lý. Người dân cần kiểm tra độ mặn trước khi sử dụng nước tưới tiêu, chủ động trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm khi độ mặn còn thấp.

Bạch Dương (t/hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/moi-truong/xam-nhap-man-du-bao-se-dien-ra-khoc-liet-tai-dbscl-trong-mua-kho-2021-573770.html)

Tin cùng nội dung

  • Các bậc làm cha mẹ khi sinh con ra luôn mong muốn mang tới cho con yêu những điều tốt đẹp nhất. Việc sử dụng nước ăn uống loại nào cho con để đảm bảo hợp vệ sinh luôn là nỗi lo lắng hàng đầu của các mẹ
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Nhiều năm nay có một ấp nhỏ ở Đồng Tháp hầu hết phụ nữ khi có bầu đều sinh đôi. Thậm chí có những người muốn được sinh đôi đã đến ấp này xin ở nhờ
  • Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, chi phí cho một bệnh nhân sốt xuất huyết dengue dao động từ 40,7 USD đến 122,5 USD, tương đương từ 900.000 đến 2.700.000 đồng tùy theo độ nặng và tuổi của người bệnh.
  • Mất nước sạch, cộng với cái nắng nóng trên 38 độC trong những ngày này khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội “phát cuồng”. Nhiều nhà dân phải đi… tắm nhờ, nước rửa mặt được giữ lại để dội bồn cầu, rất nhiều gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
  • Thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt trong những ngày oi bức. Có xe nước tới, dòng người không đủ kiên nhẫn để xếp hàng, chen nhau lấy xô chậu để hứng nước sạch.
  • Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tôi nghe nói có một vài loại Thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những Thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn.
  • Theo quy định, các loại can, thùng phuy sắt, thùng nhựa đựng hóa chất sau khi sử dụng phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp vì nó nhiễm các hóa chất rất độc...
  • Nhà tôi ở gần khu công nghiệp, hiện đang dùng nước máy nhưng có những lúc nước máy rất yếu thì chuyển sang dùng nước giếng khoan. Tôi không yên tâm lắm về nước giếng nên muốn đem đi kiểm tra thử. Xin hỏi chi phí thế nào? Cảm ơn Mangyte! (Huy Hùng - tranhuy…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY