Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xe cấp cứu từ chối chở bệnh nhân Covid-19 hấp hối

Mỹ-Trước tình trạng quá tải ở các bệnh viện, xe cấp cứu sẽ không chở những bệnh nhân Covid-19 gần như không còn cơ hội sống.

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện los angeles đã trở nên nghiêm trọng tới mức nhiều đội cứu thương được khuyến cáo hạn chế sử dụng máy thở oxy và không đưa những bệnh nhân hầu như không còn cơ hội sống đến viện. nhà chức trách cho rằng cần ưu tiên những bệnh nhân có khả năng qua khỏi.

Các biện pháp được thực hiện trong bối cảnh tình hình dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần tới, khi bệnh viện phải tiếp nhận thêm người nhiễm ncov trong kỳ nghỉ giáng sinh và năm mới. điều này đặt ra thách thức lớn trong việc đảm bảo sức chứa của bệnh viện và sàng lọc bệnh nhân để ưu tiên các trường hợp nguy kịch hơn.

Các bác sĩ và y tá đang điều trị bệnh nhân covid-19 tại khoa icu, trung tâm y tế harbor ucla, torrance. ảnh: los angeles times

Các bệnh viện đang đẩy nhanh tiến độ cho người bệnh nhanh chóng được xuất viện thay vì ở lại để điều trị như bình thường. biện pháp này giúp cải thiện tình hình, song nhà chức trách vẫn lo ngại việc tiếp nhận những bệnh nhân mới sẽ làm chậm quá trình được xuất viện của những ca nhẹ hơn.

Trước áp lực đè nặng nguồn lực thiết bị y tế, cơ quan dịch vụ y tế cấp cứu (ems) los angeles đã ban hành chỉ thị hôm 4/1, rằng các đội cứu thương cần tiết kiệm nguồn oxy bằng cách chỉ cung cấp cho những bệnh nhân có mức bão hòa oxy dưới 90%.

Để giảm tải cho bệnh viện, ems tuần trước cũng ban hành bản ghi nhớ, theo đó nhân viên cứu thương không chuyển các bệnh nhân gần như không có cơ hội sống sót đến bệnh viện. trước đại dịch, những trường hợp này vẫn được đưa đến bệnh viện khi hệ thống có đủ sức chứa và khả năng đáp ứng ngay cả những ca khó nhất.

Trong tình hình mới, đội ngũ cấp cứu phải cố gắng thực hiện hồi sức bệnh nhân tại hiện trường cho đến khi mạch đập rồi đưa đến viện. những trường hợp không được chuyển đến bệnh viện, bao gồm người đã ngừng tim, không thở, không cử động, không thấy mạch đập cũng như huyết áp, dù nhân viên y tế đã nỗ lực hồi sức. những người này sẽ được coi là đã qua đời tại hiện trường.

Các phòng cấp cứu bệnh viện đã chật cứng đến mức một số bệnh nhân phải đợi trong xe cấp cứu tới 8 tiếng mới có giường. thực tế này khiến các xe cấp cứu không thể đi đón những trường hợp khẩn cấp khác, dấy lên lo ngại rằng một số bệnh nhân, chẳng hạn người bị đau tim hoặc đột quỵ, sẽ không được hỗ trợ kịp thời.

Trước tình trạng này, khu lều trại đã được dựng lên ngay bên ngoài lối vào phòng cấp cứu để tạm thời tiếp nhận các ca mới.

Một nhân viên cấp cứu sẽ hỗ trợ theo dõi tối đa bốn bệnh nhân thay vì một người trong khu lều. cách này cho phép nhiều xe cấp cứu đi đón các bệnh nhân khác.

Các biện pháp cho thấy phần nào thực trạng những bệnh viện ở quận đông dân nhất California phải đối mặt trong bối cảnh dịch bệnh lây lan mạnh.

Tính đến ngày 3/1, los angeles ghi nhận 7.898 ca bệnh ncov nhập viện, 1.627 người trong số họ đang được chăm sóc đặc biệt.

Giới chức lo ngại những con số này, đã ở mức cao kỷ lục, sẽ còn tăng hơn vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Số trường hợp được báo cáo có thể thấp hơn trong vài ngày tới vì ít người được xét nghiệm hơn trong những ngày nghỉ lễ.

"nếu số ca nhiễm tăng lên 17.000, 18.000, 19.000 mỗi ngày, có nghĩa là 7 đến 10 ngày sau, các bệnh viện sẽ tiếp nhận số bệnh nhân tăng đột biến và một tuần sau đó, số ca Tu vong cũng sẽ tăng lên", bác sĩ jeffrey gunzenhauser, giám đốc y tế los angeles, dự báo.

Gunzenhauser cho biết chính quyền đã làm việc với các giám đốc điều hành bệnh viện, Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp và bang để tìm cách ứng phó.

Ông nói: "chúng tôi đang cùng nhau tìm mọi phương án có thể để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện. có rất nhiều biện pháp đã được thực hiện để nâng cao sự phối hợp trong việc xác định những bệnh nhân thực sự cần nhập viện và bố trí giường bệnh cho họ, thay vì để người bệnh trên xe cứu thương bên ngoài khoa cấp cứu."

Ông cho biết bang đã nới lỏng một số yêu cầu hành chính đối với các bệnh viện để nhân viên y tế có thể chăm sóc nhiều bệnh nhân hơn.

Họ cũng đang trong quá trình xác định và loại bỏ các rào cản để chuyển bệnh nhân đến các tuyến chăm sóc thấp hơn.

"hiện có sẵn giường tại một số cơ sở điều dưỡng lành nghề và chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để gỡ bỏ các hạn chế, giúp những bệnh nhân đủ sức khỏe xuất viện có thể chuyển đến các cơ sở đó", gunzenhauser nói.

Các cơ sở điều dưỡng từng là ổ dịch, nhưng theo Guzenhauser, nhà chức trách đang nỗ lực để nâng cao độ an toàn nhất có thể.

Những đối tượng được chuyển tuyến có thể gồm những người bị đau tim hoặc đột quỵ. Họ không cần ở lại bệnh viện nhưng cần hỗ trợ điều trị tích cực.

Kế hoạch tận dụng cơ sở hạ tầng và đội ngũ y tế sẵn có trở nên thiết thực hơn so với việc xây dựng bệnh viện dã chiến hoặc tàu y tế như đã được thực hiện trước đó. Theo Gunzenhauser, nếu bạn dựng lều hoặc một con tàu, bạn phải xây dựng cả những thứ xung quanh.

Gunzenhauser cho biết mục tiêu là giữ cho các bệnh viện ở los angeles không chuyển sang chế độ "chăm sóc khủng hoảng".

"Nhưng nếu số ca tăng đột biến, có thể cần thêm 1.000 giường hoặc hơn nữa và điều này sẽ khó có thể đáp ứng được ở Los Angeles", ông nói thêm. "Suy đoán rất khó khăn nhưng chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất".

Các khoa chăm sóc đặc biệt (icu) của los angeles đang trong tình trạng đông nghẹt. số bệnh nhân covid-19 trong các khoa chăm sóc đặc biệt tăng gần gấp ba lần trong tháng 12/2020, ngay cả khi đã cắt giảm một nửa số bệnh nhân bình thường.

Bệnh viện đã phải đánh đổi. ví dụ, một bệnh nhân được lên kế hoạch ghép thận vào giữa tháng 1 tại trung tâm y tế cedars-sinai đã phải hoãn thủ tục vì thiếu giường icu.

Ngày 5/1, trong số hơn 2.000 giường icu ở los angeles, 77% được dùng cho bệnh nhân covid-19, tăng đáng kể so với mức 37% ngày 1/12/2020. trong ba ngày qua, quận báo cáo trung bình khoảng 16.000 ca mắc mới mỗi ngày - một trong những mức cao nhất của đại dịch, cứ 10 phút lại có một người ch*t vì covid-19.

"Tháng 1 sẽ là tháng đen tối nhất", thị trưởng Los Angeles, Eric Garcetti, phát biểu hôm 3/1.

Theo ông garcetti, xu hướng đáng lo ngại là ngày càng nhiều người không có bệnh nền Tu vong do covid-19. trước đó, khoảng 92% người Tu vong do covid-19 kèm bệnh nền và hiện đã giảm còn khoảng 86%.

"Dịch bệnh sẽ không chỉ ảnh hưởng đến những người bạn yêu thương mà còn nhắm tới chính bạn", Garcetti nói. "Mọi hành động của chúng ta sẽ quyết định việc tước đi hay cứu lấy mạng sống của mọi người".

Mai Dung (Theo Los Angeles Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/xe-cap-cuu-tu-choi-cho-benh-nhan-covid-19-hap-hoi-4216551.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY