Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xét nghiệm ADN bé trai sống lại sau khi nhờ người lo an táng

(MangYTe)- Việc xétnghiệm ADN cháu bé là cơ sở để giải quyết nguyện vọng xin lại con của cặp vợchồng quê Vĩnh Long.

Chiều 2-9, bà nguyễn thị mỹ châu, trưởng phòng công tác xã hội thuộc bệnh viện (bv) quận thủ đức (tp.hcm), cho biết bv đã kết hợp cơ quan chức năng lấy mẫu máu bé trai được phật tử chùa an lạc (quận thủ đức) mang tới điều trị để xét nghiệm and.

“Anh Nguyễn Chánh Thức và vợ Nguyễn Thanh Thảo Uyên (quê Vĩnh Long) có đơn xin lại con là cháu bé. Do vậy, việc giám định ADN cháu bé là cơ sở để giải quyết nguyện vọng của anh Thức và chị Uyên” – bà Châu cho biết thêm.

Trao đổi với plo, anh thức cho biết anh và vợ đã được cơ quan chức năng hướng dẫn các thủ tục xin nhận lại con. 2 vợ chồng anh cũng được lấy máu để xét nghiệm and.

Trước đó, PLO đăng bài  với nội dung bé trai được cho là con của anh Thức và chị Uyên được sinh tại BV Phụ sản Cần Thơ khi mới 27 tuần tuổi nên thể trạng ốm yếu.

Sau đó, bé được chuyển qua bv nhi đồng cần thơ để điều trị một số bệnh lý nhưng sức khỏe không mấy cải thiện. đến ngày 15-7, theo yêu cầu của gia đình, bé được nơi đây chuyển lên bv nhi đồng 2 (tp.hcm) điều trị với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, không đặc hiệu/hậu phẫu laser võng mạc vô mạch; vàng da tắc mật; bệnh lý võng mạc trẻ đẻ non; viêm phổi.

Sau 2 ngày điều trị tại BV Nhi đồng 2, gia đình anh Thức ký cam kết xin đưa bé về Vĩnh Long để lo hậu sự.

Trên đường đi, sực nhớ một người làm công quả ở chùa an lạc giúp an táng trẻ Tu vong nên anh thức đưa bé tới chùa rồi gửi con cho một ông tên tâm nhờ lo hậu sự.

Tuy nhiên, do bé có dấu hiệu sống lại nên ông tâm để trên ghế đá trong chùa. sau đó, có một phật tử đưa bé tới bv quận thủ đức điều trị cho tới nay.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/xa-hoi/xet-nghiem-adn-be-trai-song-lai-sau-khi-nho-nguoi-lo-an-tang-936006.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.