Phần lớn thành công của hàn quốc trong kiểm soát covid-19 là nhờ các bài học từ đợt bùng phát hội chứng hô hấp trung đông (mers) vào năm 2015. trong đó, phải cả kể đến chiến lược xét nghiệm toàn quốc.
Từ kinh nghiệm với mers, chính phủ hàn quốc đã thực hiện các thay đổi liên quan đến xét nghiệm, ngay khi covid-19 xuất hiện vào đầu năm ngoái.
đầu tiên, một số cơ quan chính phủ, bao gồm trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hàn quốc (kcdc), hiệp hội phòng thí nghiệm y khoa hàn quốc, bộ an toàn thực phẩm và dược phẩm (mfds) và hiệp hội đánh giá chất lượng hàn quốc, đã vạch ra quy trình ứng phó nhanh với các bệnh truyền nhiễm.
Một phần trong đó là quy chế cấp phép sử dụng khẩn cấp (eua), giúp phê duyệt nhanh chóng cho một số sản phẩm y tế trong trường hợp cấp bách. hàn quốc học hỏi mô hình này từ mỹ, cho phép tạm thời sản xuất, bán và sử dụng các bộ dụng cụ xét nghiệm trong đại dịch covid-19, khi không có sẵn sản phẩm khác được cấp phép trên thị trường.
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm từ một lái xe có các triệu chứng covid-19 tại trạm xét nghiệm "drive-through" ở goyang hôm 1/3. ảnh: ap
Thứ hai, chính phủ đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất bộ xét nghiệm, cũng như cơ sở hạ tầng, công nghệ hỗ trợ công tác xét nghiệm và truy vết.
Bộ khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông hàn quốc (msit) đã đầu tư, phát triển xét nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm từ trước khi covid-19 bùng phát. kể từ năm 2017, msit chi gần 27 tỷ won (tương đương 25 triệu usd) vào công nghệ chẩn đoán bệnh truyền nhiễm. đây là bước quan trọng trong việc thiết lập các quan hệ đối tác công tư cần thiết nhằm phát triển phương pháp xét nghiệm.
Kết quả là các nhà sản xuất hàn quốc có vị thế tốt để cung cấp xét nghiệm một cách nhanh chóng. trên thực tế, có hai đơn vị đã bắt đầu phát triển xét nghiệm covid-19 vài tuần trước khi chính phủ yêu cầu.
Thứ ba, KCDC đã chỉ định và củng cố năng lực của các phòng thí nghiệm để thực hiện nghiên cứu lâm sàng và đánh giá các bộ xét nghiệm. KCDC đã gửi kết quả nghiên cứu cho MFDS để xem xét phê duyệt khẩn cấp.
Thứ tư, Hàn Quốc đã phát triển một chương trình xét nghiệm toàn quốc được phối hợp tập trung, dựa trên hơn chục loại xét nghiệm được phép sản xuất thương mại với số lượng lớn.
Thứ năm, Hàn Quốc thiết lập một mạng lưới các điểm xét nghiệm và nhập kết quả lên một hệ thống theo dõi. Sau khi các bộ xét nghiệm đầu tiên được phép sử dụng khẩn cấp, chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và khu vực tư nhân để lập các điểm khám sàng lọc và tiêu chuẩn hóa các quy trình xét nghiệm.
Các bộ xét nghiệm đầu tiên được phân phối vào ngày 7/2/2020 cho các cơ sở y tế tư nhân để sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Số điểm xét nghiệm nhanh tăng lên 100 địa điểm vào tháng 4/2020 và 600 vào tháng 9/2020.
Ngoài các khu vực xét nghiệm bên trong và xung quanh bệnh viện, các trạm còn được thiết lập theo mô hình drive-through (người dân không cần phải ra khỏi xe, chỉ cần lái xe vào khu vực lấy mẫu thử rồi mới mở cửa kính xe để được nhân viên y tế tiến hành công việc); walk-through (người dân đi bộ đến điểm xét nghiệm, trạm xét nghiệm này được thiết kế như phòng áp lực âm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo, các nhân viên y tế ở phòng sát vách đưa tay qua ô tròn có gắn sẵn găng tay để lấy mẫu bệnh phẩm).
Các quy trình khép kín này không những giúp giảm thiểu thời gian xét nghiệm kéo dài hàng giờ xuống còn vài phút, mà còn bảo vệ người dân lẫn nhân viên y tế khỏi nguy cơ lây nhiễm chéo.
Mô hình xét nghiệm "walk-through" ở Hàn Quốc. Ảnh: Korean Bizwire
Các phòng thí nghiệm phải báo cáo kết quả xét nghiệm cho chính phủ, sau đó giới chức có thể truy cập dữ liệu cá nhân của các trường hợp dương tính và nghi nhiễm. khả năng truy cập dữ liệu cá nhân cùng với kết quả xét nghiệm giúp hàn quốc truy vết hiệu quả. tất cả các trường hợp nghi nhiễm đều phải tự cách ly trong 14 ngày và tỷ lệ vi phạm dưới 0,2%.
Số ca nhiễm mới mỗi ngày tại hàn quốc dao động từ 400 đến 700 ca trong khoảng từ tháng 4 đến nay. tính đến ngày 22/6, nước này ghi nhận tổng cộng 151.901 ca nhiễm và 2.000 ca Tu vong, theo tổ chức y tế thế giới (who).
Mai Dung (Theo Healthaffairs)