Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Xoắn khuẩn leptospira: dấu hiệu triệu chứng, điều dưỡng chăm sóc truyền nhiễm

Tìm vi khuẩn trong máu, nước tiểu, dịch não tủy bằng cách soi dưới kính hiển vi nền đen hoặc sau khi nhuộm ngấm bạc. Cấy máu, dịch não túy tốt nhất là làm trong 10 ngày đầu.

Định nghĩa

Nhiễm xoắn khuẩn leptospira là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính truyền từ súc vật sang người, gây nên bởi nhiều chủng xoắn khuẩn leptospira.

Mầm bệnh

Leptospira là một loại xoắn khuấn nhỏ, 5-15 pm x 0,1 - 0,2 pm.

Leptospira là vi khuẩn hiếu khí cấy được trên môi trường Pepton có thêm huyết thanh thô (môi trường Fletcher) hay thêm Serum Albumin (môi trường BSA).

Chuyển động của vi khuấn được quan sát tốt nhất dưới kính hiển vi nền đen.

Dịch tễ

Vi khuẩn theo nước tiểu các động vật thải ra đất, bùn nước... Chúng xâm nhập qua da, niêm mạc, mắt, mũi, miệng. Bệnh hay xảy ra ở những người có tiếp xúc với nước (nạo vét cống rãnh, bơi lội, công nhân thủy lợi...) hoặc công nhân các lò sát sinh, bác sĩ thú y...

Bệnh sinh

Sau khi xâm nhập qua da hoặc niêm mạc vi khuẩn vào máu và lan tràn khắp cơ thể, xâm nhập vào gan, thận, màng não, cơ ... Tính chất gây bệnh là một phần do nội độc tố, một phần do Enzym và các chất chuyển hóa.

Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh thường 7-12 ngày.

Thời kỳ khỏi phát

Kéo dài 1 - 2 ngày. Người bệnh đột ngột sốt cao, rét run, đau mình mẩy.

Thời kỳ toàn phát

Hội chứng nhiễm khuẩn:

Sốt 39 - 40°c, kèm theo rét run.

Người bệnh mệt nhiều, chán ăn, đôi khi mê sảng.

Đau nhức lan tỏa, nhức đầu, cơ, nhất là các chi.

Kết mạc mắt sung huyết, phù nề.

Da ửng đỏ, phát ban.

Hội chứng gan mật:

Da màu vàng cam.

Gan to, đau.

Hội chứng thận:

Creatinin máu tăng.

Nước tiểu có albumin, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu.

Hội chứng màng não:

Dấu hiệu quan trọng nhất là dịch não tủy có nhiều bạch cầu 50 - 100 bạch cầu/ml, đa số là bạch cầu đơn nhân, đạm tăng ít, đường bình thường.

Hội chứng xuất huyết:

Chảy máu cam, chảy máu dưới chân răng.

Tử ban.

Thời kỳ lui bệnh

Bệnh tự giới hạn, điều trị bệnh sẽ bớt, trong trường hợp nặng có thể Tu vong.

Chẩn đoán
Lâm sàng

Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao, rét run, đau người, đặc biệt ở các chi.

Hội chứng thận - gan mật.

Hội chứng màng não.

Xét nghiệm

Công thức máu:

Bạch cầu 10.000 - 20.000/mm3 máu. đa số là đa nhân trung tính, tăng cao hơn nữa khi có vàng da nặng.

Nước tiểu:

Trong giai đoạn nhiễm trùng huyết, nước tiểu có Albumin, hồng cầu, bạch cầu.

Chức năng thận:

Creatinin trong máu tăng.

Chức nãng gan:

SGOT, SGPT tăng.

Xét nghiệm vi sinh học

Tìm vi khuẩn trong máu, nước tiểu, dịch não tủy bằng cách soi dưới kính hiển vi nền đen hoặc sau khi nhuộm ngấm bạc. Cấy máu, dịch não túy tốt nhất là làm trong 10 ngày đầu.

Huyết thanh chẩn đoán

Kháng thể cao nhất từ tuần lễ thứ 3, có thể dùng các ngưng kết trên kính, Martin Petit hoặc ELISA.

Điều trị

Kháng sinh

Cần dùng sớm trong 4 ngày đầu để cắt sốt và hạn chế thương tổn cơ quan nội tạng:

Penicillin G 50.000 - 100.000 đv/kg/ngày trong 5-7 ngày.

Doxycycline 100 mg X 2 lần trong 7 ngày.

Ampicilline, Amoxicillin, Tetracycline, Erythromycine, Streptomycine. Cephalosporine cũng có tác dụng.

Điều trị triệu chứng

Hạ sốt, giảm đau.

Bù nước, điện giải.

Dự phòng

Kiểm soát bệnh ở thú nuôi, diệt chuột.

Tránh tắm ở những nơi nghi ngờ có Leptospira.

Uống ngừa bằng Doxyccyline 200 mg/tuần.

Trang bị phương tiện bảo hộ cho những người tiếp xúc bùn đất.

Chăm sóc người bệnh leptospira

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, chân.

Đếm nhịp thở, kiếu thở.

Nếu người bệnh suy hố hấp cần thông khí, cho thở oxy.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huyết áp.

Cần theo dõi mạch, huyết áp 30 phút /lần, 1 giờ/lần, 3 giờ/lần.

Tình trạng xuất huyết:

Chảy máu cam, tử ban.

Ho ra máu.

Xuất huyết: Tiêu hóa, tuyến thượng thận, thận và dưới màng nhện.

Quan sát phân, chất nôn, da - niêm mạc có biểu hiện xuất huyết đế bát cho bác sĩ.

Kết mạc sung huyết dẫn đến sợ ánh sáng.

Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ.

Co giật.

Vàng da: Gan to, đau, đổi khi có lách to.

Nước tiểu: Số lượng, màu sắc.

Đau nhức dữ dội:

Nhức đầu.

Đau cơ (cơ bắp chân).

Viêm màng não: Theo dõi ý thức vận động.

Xem bệnh án đê biết: Chẩn đoán.

Chí định Thu*c.

Xét nghiệm.

Các yêu cầu theo dõi khác.

Yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho người bệnh ăn bằng đường miệng không? Nếu người bệnh hôn mê phải cho ãn qua ống thông dạ dày.

Lập kế hoạch chăm sóc

Báo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.

Giáo dục sức khóe.

Thực hiện kế hoạch

Bảo đảm thông khí:

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.

Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da. môi và đầu ngón tay.

Nếu có đờm dãi: Hút đờm dãi.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ, ngay khi tiếp nhận người bệnh, báo cáo ngay bác sĩ.

Chuẩn bị ngay dịch truyền qua đường tĩnh mạch các trường hợp người bệnh mê sảng và có biến chứng nặng.

Theo dõi sát mạch, huyết áp 30 phút/lần, lgiờ/lần, 3giờ/lần.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời:

Thu*c:

Kháng sinh: PenixìlinG, Ampixilin, Amoxicyìin, Tetrơxcylin, Erythromyxin, Streptomyxin, cephalosporin.

Theo dõi tri giác: Lơ mơ hay hôn mê.

Các xét nghiệm: Lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm theo y lệnh.

Theo dõi dấu hiệu sinh tổn: Tùy tình trạng người bệnh.

Châm sóc hệ thống cơ quan:         .

Co giật: Giữ an toàn cho người bệnh.

Có sốt cao: Lau mát.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Vệ sinh da sạch, xoay trở tránh loét.

Tẩy uế các chất bài tiết.

Các cơ đau nhức cần đắp ấm để giảm đau.

Theo dõi vàng da.

Theo dõi nước tiểu: Số lượng, màu sắc.

Nuôi dưỡng:

Người bệnh suy thận: Cho ăn ít đạm.

Thời kỳ hồi phục cho ăn đủ dinh dưỡng nhất là sinh tố để nâng cao thể ưạng.

Trường hợp nặng cho ăn qua ống thông dạ dày và truyền tĩnh mạch.

Giáo dục sức khỏe

Ngay từ khi người bệnh mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa, phòng cho người bệnh.

Giáo dục kiến thức phòng bệnh Leptospira, nhất là những người có nguy cơ cao.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/dieuduongtruyennhiem/cham-soc-nguoi-benh-nhiem-xoan-khuan-leptospira/)

Tin cùng nội dung

  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY