Sức khỏe hôm nay

Xử trí cấp cứu người cao tuổi tại nhà

Khi về già, các cơ quan của cơ thể bắt đầu lão hóa, sức đề kháng của cơ thể giảm, các bệnh về xương khớp, tim mạch, huyết áp, tai biến, lao phổi... luôn tiềm ẩn phát sinh gây hại cho sức khỏe.
Bệnh dễ có diễn biến bất thường, nên phải hết sức thận trọng, cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu không được xử trí đúng, kịp thời, dễ gây ra các biến chứng, quá trình phục hồi thường kéo dài, có thể để lại các di chứng hoặc tàn tật.

Những bệnh cấp cứu hay gặp ở người cao tuổi

Tim mạch: Tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim, biến chứng của bệnh tăng huyết áp, suy tim cấp.

Hô hấp: Viêm phổi cấp, cơn hen phế quản cấp tính, ho ra máu (do giãn phế quản, lao phổi, ung thư phế quản, do bệnh tim, bệnh máu): tắc thở do trào tắc (nôn mửa nhiều trào tắc khí quản).

Bệnh về tiêu hóa: Chảy máu trong hoặc nôn ra máu (do loét dạ dày, ung thư), ngộ độc ăn uống (nhiễm độc cấp, rượu...), đau bụng cấp (do bệnh dạ dày, gan mật, tắc ruột, viêm tụy cấp), tiêu chảy cấp (do nhiễm khuẩn, nhiễm độc), dị vật thực quản (do nuốt vật rắn, hóc xương, răng giả).

Về tâm thần kinh: Cơn kích động, cơn động kinh, hôn mê, liệt (do trung ương hay ngoại vi), rối loạn tiền đình nặng.

Do chấn thương: Chảy máu, gãy xương, sai khớp, tổn thương não tủy, choáng.

Do các nguyên nhân khác: Hôn mê do đái tháo đường, ngộ độc Thu*c, ngộ độc khí đốt (bếp gas), ch*t đuối, bỏng (lửa, axit, kiềm). Nói chung các trường hợp cấp cứu ở người cao tuổi thường nặng hơn.

Những việc cần làm khi sơ cứu người cao tuổi tại nhà

Các trường hợp cấp cứu xảy ra tại nhà trong khi chưa có cán bộ y tế để chuyển tới bệnh viện thì việc sơ cứu ban đầu tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng, vì sơ cứu đúng làm bệnh tạm ổn định. Sơ cứu không đúng có thể gây nguy kịch thêm dẫn đến Tu vong. Việc sơ cứu ban đầu chưa có khả năng giải quyết bệnh vì kiến thức và phương tiện không có. Mỗi loại cấp cứu cần có biện pháp riêng, nhưng có những điểm chung cần chú ý.

Những điều cần làm:

Bình tĩnh, đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh lạnh và gió lùa; động viên người bệnh yên tâm không quá hoảng sợ; tìm mọi cách báo gọi y tế nhanh nhất để xử lý đúng và kịp thời.

Giải quyết các chất thải sạch sẽ, trường hợp nghi ngộ độc giữ thức ăn thừa hoặc Thu*c để nghiên cứu hoặc giữ lại ít chất thải (nôn, phân, máu...) để làm xét nghiệm nếu cần thiết.

Nếu do chấn thương gây chảy máu, gãy xương thì tạm thời sơ cứu bằng cách băng bó, garô, nẹp.

Những điều có thể làm (trong điều kiện cho phép):

Đếm mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ (nếu có sốt); hà hơi thổi ngạt và xoa bóp ngoài tim khi không còn mạch; sử dụng loại Thu*c đã biết và đã sử dụng quen ở các lần xảy ra cấp cứu trước đây (hôn mê do bệnh đái tháo đường, cơn hen phế quản cấp, cơn đau thắt ngực...).

Những điều không được làm

Vội vã cõng vác người bệnh không tính đến chuyện vật vã trong lúc đang cần nằm thật yên tĩnh; đè bệnh nhân ra để xoa bóp, day huyệt, đánh gió trong lúc chưa rõ bệnh; vội vàng làm hô hấp nhân tạo, xoa bóp ngoài tim trong lúc không đúng chỉ định; cho tiêm hoặc uống Thu*c trong khi chưa rõ bệnh, chưa có hướng dẫn của thầy Thu*c; tập trung đông người gây ồn ào ngột ngạt và làm người bệnh thêm lo sợ.

Nói chung khi xảy ra các trường hợp cần cấp cứu, trong khi chờ cán bộ y tế đến, trước hết phải bình tĩnh vì càng cuống, càng vội vã càng dễ phạm sai lầm, không tự tiện xử lý không đúng nguyên tắc. Việc xử trí tiếp hay vận chuyển đi đâu, bằng cách gì do cấp cứu y tế quyết định cho nên phải tìm cách báo gọi cấp cứu đến nhanh nhất. Việc này ở các thành phố và gần bệnh viện không khó khăn; nhưng ở nông thôn, miền núi thì rất trở ngại. Vì vậy khi trong gia đình có người già hay đau ốm, cần có dự kiến trước việc báo gọi y tế bằng cách nào để họ đến kịp thời. Trường hợp không có xe cấp cứu phải đưa đến bệnh viện thì phải dự tính cách vận chuyển người bệnh như thế nào để bảo đảm an toàn và nhanh nhất. Có trường hợp ở thành phố nhưng đường xe cấp cứu không vào được hoặc nhà ở tầng cao nhưng cầu thang hẹp cáng không đi được... phải dự tính cách giải quyết trước, trong lúc bối rối thường rất lúng túng, gây chậm trễ nguy hiểm.

Một vài kiến thức cơ bản để có thể sơ cứu đúng1. Nắm được tình hình sức khỏe bệnh tật người cao tuổi trong gia đình và dự kiến các trường hợp cấp cứu có thể xảy ra để chủ động đề phòng. Nên phổ biến cho mọi người trong nhà biết sơ bộ.2. Nắm được nguyên tắc sơ cứu lúc đầu khi chưa có cấp cứu đến để tránh làm bệnh trầm trọng thêm do xử lý sai.3. Dự tính trước những việc khi xảy ra cấp cứu như: báo gọi y tế, phương tiện vận chuyển, đưa người bệnh đến đâu cho hợp lý... Gia đình neo đơn cần sự giúp đỡ của bà con xung quanh, nhất là cấp cứu thường xảy ra trong đêm.4. Cần xây dựng hộp Thu*c gia đình gồm Thu*c thông thường và cấp cứu theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Ví dụ: bông, băng, cồn, dây cao su làm garô cầm máu tạm thời, một số Thu*c đã được cán bộ y tế hướng dẫn cho người bệnh quen dùng như cơn hen phế quản cấp, đau thắt ngực trái... Tuy vậy, lúc sử dụng phải hết sức thận trọng.PGS.TS. Dương Xuân Đạm

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xu-tri-cap-cuu-nguoi-cao-tuoi-tai-nha-n135362.html)

Tin cùng nội dung

  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY