Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xử trí trẻ bị bỏng không đúng cách: Khổ con!

Theo thống kê, trung bình mỗi năm Bệnh viện Nhi Hải Dương điều trị cho từ 250 - 300 trẻ bị bỏng...
Theo thống kê, trung bình mỗi năm Bệnh viện Nhi Hải Dương điều trị cho từ 250 - 300 trẻ bị bỏng... Tuy nhiên, năm nay chỉ tính riêng từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 8 đến nay khoa Ngoại (Bệnh viện Nhi Hải Dương) đã thu dung và điều trị cho trên 100 trẻ bị bỏng. Đáng lưu ý do nhiều cha mẹ chưa biết xử trí bỏng đúng cách mà tự ý chữa tại nhà, kết quả là khi đến viện nhiều trẻ đã ở trong tình trạng nặng.

Bé Phạm Mạnh Hùng, hơn 7 tháng tuổi ở Hồng Hưng (Gia Lộc) nhập viện ngày 16/8 do bị bỏng nước sôi. Trước đó, cháu Hùng tập bò đã quơ tay vào ca nước nóng do người lớn bất cẩn để xuống nền đất. Hậu quả cháu bị bỏng toàn bộ vùng ngực và cẳng tay phải. Chị Ngô Thị Huệ, mẹ cháu Hùng cho biết, ngay sau khi cháu Hùng bị bỏng gia đình hoảng loạn, nghe theo hàng xóm nên đã giã cây chuối tiêu tưới nước vào người cháu, kết quả bệnh không đỡ mà tình trạng lại nặng hơn. Tương tự, cháu Lê Thị Liên, 3 tuổi ở xã Yết Kiêu (Gia Lộc) bị bỏng 2 bàn tay do bà cháu đổ siêu nước nóng vào chậu cho cháu tắm, khi chưa kịp pha nước lạnh thì cháu đã nhúng tay vào. Sau khi bị bỏng gia đình đã nhanh trí nhúng tay cháu vào nước lạnh nhưng lại bôi mỡ trăn vào. Sau 3 ngày điều trị tại nhà không khỏi, gia đình mới đưa cháu đến bệnh viện điều trị. Hậu quả là vết bỏng của cháu đã bị nhiễm trùng, các ngón tay sưng và co cơ không duỗi được... Tuy nhiên, sau khi được điều trị tình trạng của cháu đã khá hơn.

BS. Dương Trung Kiên, Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Hải Dương, phụ trách điều trị bỏng cho biết, hầu hết trẻ bị bỏng do nước sôi, cháo, nồi cơm điện, các gia đình chưa biết cách xử trí ban đầu khiến nhiều trẻ bị nhiễm trùng. Có tới 15% số gia đình đã tự ý điều trị tại nhà bằng các kinh nghiệm dân gian truyền miệng như bôi xà phòng, dội nước mắm, bôi Thu*c đánh răng, đắp Thu*c... Sau nhiều ngày điều trị không khỏi mới đến viện, khi đó vết bỏng bị loét, nhiễm khuẩn.

trẻ bị bỏng thường tập trung từ 1 - 3 tuổi do thời kỳ này trẻ hiếu động, hay tìm tòi, khám phá xung quanh. Trong số trẻ bị bỏng có tới 70% số phụ huynh xử trí ban đầu chưa đúng, đưa trẻ đến muộn gây khó khăn cho công tác điều trị. Điều này dẫn đến di chứng để lại cho cháu bé nặng nề hơn, tạo sẹo sâu và to, thậm chí mất chức năng vận động của trẻ. Khi trẻ được xử trí ban đầu đúng thì diện tích, độ sâu của bỏng sẽ ít, thời gian điều trị ngắn, trẻ sẽ ít bị di chứng. Bác sĩ Kiên khuyến cáo, khi bị bỏng các bậc phụ huynh cần cách ly trẻ ra khỏi tác nhân gây bỏng, ngâm vùng bị bỏng trong nước mát từ 15 - 20 phút, băng và che vết bỏng rồi đưa ngay đến bệnh viện để điều trị. Tuyệt đối không được cởi ngay quần áo của trẻ, đối với vùng bỏng ở quần áo phải làm mát bằng cách tưới nước mát sau đó dùng kéo cắt dần áo và quần của bé. Nếu cởi ngay quần áo của trẻ thì vùng bỏng sẽ bị trợt lớp da ngoài gây mất nước, trẻ sẽ đau đớn hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn cao, khó phục hồi.

Để tránh những T*i n*n đáng tiếc cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý, những vật dụng thường gây bỏng như phích nước, nồi cơm, thức ăn nóng, nước sôi nên để cao và tránh xa tầm tay của trẻ. Khi trẻ bị bỏng cần xử trí đúng cách và đưa ngay tới bệnh viện chuyên khoa điều trị kịp thời, tránh những biến chứng, nhiễm khuẩn cho trẻ.

Bài, ảnh: Đức Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-tri-tre-bi-bong-khong-dung-cach-kho-con-16564.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY