Mấy ngày qua, dân mạng rơi nước mắt khi xem đoạn clip ghi lại cảnh mẹ già 103 tuổi ra ngõ tiễn con gái 82 tuổi. theo hình ảnh trong đoạn clip, người mẹ già 103 tuổi dáng người mảnh khảnh, đôi chân run rẩy từng bước trên con đường làng, tay vịn vào dây thép hàng rào nhìn về hướng con gái. cách đó chừng 20m, cụ bà 82 tuổi cũng đứng nhìn về phía mẹ, ánh mắt đượm buồn, vẫy tay chào trước khi bước lên ô tô.
Cụ Hải (103 tuổi) và người con gái đầu (82 tuổi). Ảnh: Cháu của cụ cung cấp |
Nhìn con gái, mẹ già 103 tuổi nói: “lần ni nữa, lần sau về bà không có nựa mô” (lần này nữa, lần về không còn mẹ nữa đâu) rồi nước mắt cũng chực trào ra khiến cộng đồng mạng có những phút lặng đi vì xúc động.
Theo tìm hiểu của PV, đoạn clip này do chị Hoàng Thị Ngọc Mai (26 tuổi, quê Nghệ An) quay lại, 2 người trong clip là bà ngoại và bà cố của chị. Sau khi đăng tải 1 ngày, đoạn clip nhận được gần 2 triệu lượt thả tim và gần 50 ngàn lượt bình luận. Cùng với đó, rất nhiều hội, nhóm trên Facebook cũng chia sẻ lại clip này và nhận được lượt tương tác cao.
clip mẹ già 103 tuổi tiễn con gái 80 tuổi gây "bão" trên tiktok |
Nhiều người dùng mạng xã hội cho biết không kìm được nước mắt khi xem đoạn clip này. tài khoản huy ken nói: “80 tuổi mà vẫn còn mẹ, cụ thật hạnh phúc”. nickname lê nhi bày tỏ: “tình mẫu tử thiêng liêng biết bao nhiêu, mong bà cố sống mạnh khỏe ạ”. tiktoker tên sown cũng bình luận: “người già sợ nhất là những lần chia ly, bởi không biết lần gặp đó có phải lần cuối hay không”.
Nhiều tài khoản khác cũng cho biết họ cảm thấy nhớ mẹ, nhớ ông bà sau khi xem xong đoạn clip và không quên nhắn nhủ ai còn cha mẹ hãy trân quý từng giây phút bên nhau.
Trả lời pv, chị ngọc mai cho biết đoạn clip được quay dịp tết vừa qua khi chị cùng cha mẹ đưa bà ngoại về thăm bà cố. bà cố chị hiện ở xã nam kim, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an, còn bà ngoại và gia đình chị ở huyện nghi lộc, cách nhau 70km.
Chị Mai chia sẻ: “Bà cố đã ở quê cả trăm năm rồi nên bà không đi nơi khác. Bà ngoại lấy chồng xong thì về ngoài này sống nên cũng quên ở ngoài đây. Bà cũng là người duy nhất trong số 5 anh chị em lấy chồng xa, những người còn lại đều quanh quẩn ở quê. Hiện bà cố đang ở cạnh nhà của con trai út, có con cháu hằng ngày chăm sóc. Bà cố thương các con như nhau nhưng do bà ngoại mình ở xa nên bà nhớ hơn”.
Dù thương nhớ con nhưng đã quen cuộc sống ở quê cả trăm năm nên bà Hải không thể chuyển ra ở cùng con
Ảnh cắt từ clip |
Chị tâm sự: “Hôm tiễn bà ngoại, bà cố khóc, thấy vậy ai cũng buồn, ai cũng khóc theo. Lâu lâu mình cho bà ngoại coi lại clip bà vẫn khóc”.
Bà lê thị lý (82 tuổi) - người con trong đoạn clip chia sẻ bà là con gái đầu của bà lê thị hải (103 tuổi, tên khai sinh là vương thị nuôi). bà lý lấy chồng cách nhà 70km, mỗi tháng bà về thăm mẹ vài lần, gần đây sức khỏe bà yếu nên một tháng về một lần.
Bà lý cho biết sức khỏe của bà còn yếu hơn mẹ già 103 tuổi
Ảnh cắt từ clip |
Bà sụt sùi nói: “thương mẹ mà bật khóc, lần mô về cũng rứa cả, đón mẹ ra ở mà không đi. ra 7 ngày khóc mất 6 ngày rồi, không đi, không chịu ở được, về thì lại khóc. mỗi lần tôi về thăm mẹ đều nói “lần ni nữa, lần sau về bà không có nựa mô” nghe lại khóc. ngày mẹ tôi mới được 3 tháng là đã mất cha rồi, cả một đời khổ rồi. giờ ai cũng nói tôi có phúc vì lớn tuổi mà vẫn còn mẹ, mẹ minh mẫn, khỏe mạnh nữa là đằng khác”.
Chiều ngày 12.3, PV Thanh Niên tìm đến nhà của cụ Vương Thị Nuôi, nhân vật trong video clip, ở xã Nam Kim, H.Nam Đàn (Nghệ An). Năm nay 103 tuổi nhưng cụ Nuôi vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Ông Lê Bảy, người con út của cụ Nuôi, kể cụ có 7 người con, 2 người đã mất. Chồng của cụ đã mất cách đây 57 năm. Dù rất lớn tuổi, nhưng cụ vẫn thích sống một mình. Chiều lòng cụ, ông Bảy đã xây cho cụ căn nhà ở cạnh nhà ông. 3 năm trước, cụ vẫn tự nấu ăn vì tính cụ thích như thế. Sợ cụ sử dụng nồi cơm điện nguy hiểm nên sau đó, ông Bảy quyết định không cho cụ tự nấu nữa mà vợ chồng ông nấu thay. “Mẹ tôi chưa bao giờ phải đi bệnh viện, thẻ bảo hiểm chưa phải dùng đến. Bà rất thích uống sữa và nước chè xanh”, ông Bảy kể. Việc vệ sinh cá nhân cụ vẫn tự làm được, xô nước gần 20 lít để trong nhà cụ vẫn tự xách được. “Mẹ tôi đã nặng tai, nên khó nghe, nhưng người quen, con cháu lâu ngày đến thăm, bà vẫn nhận ra”, ông Bảy nói. Khánh Hoan |