Bạn nên biết hôm nay

10 loại cây cảnh đẹp nhưng độc hại với trẻ em

Trong hạt, hoa và lá cây thầu dầu, loa kèn, kim tiền, chuỗi ngọc... chứa nhiều chất độc, trẻ ăn phải sẽ buồn nôn, co giật, thậm chí T* vong.

Bác sĩ huỳnh tấn vũ, trưởng đơn vị điều trị ban ngày bệnh viện đại học y dược tp hcm cơ sở 3, cho biết một số loài thực vật không được an toàn, có thể làm trẻ bị thương hoặc ngộ độc. giám sát trẻ là cách tốt nhất để tránh nguy hiểm trong vườn hoặc bất kỳ nơi nào khác. trong không gian sống, tránh trồng cây có độc và cây nguy hiểm. rào chắn hoặc loại bỏ bất kỳ cây nào nghi ngờ cho đến khi trẻ đủ lớn để học cách không ăn các loại cây lạ, thường là khi bé khoảng ba tuổi.

Dưới đây là khuyến cáo của bác sĩ vũ về 10 loại cây cảnh có độc tính, có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Cây thầu dầu

Đây là một loại cỏ dại, hạt, hoa và lá của cây có độc. Nếu trẻ nhai và nuốt một vài hạt có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày.

Trúc đào

Mọi bộ phận của loại cây bụi này kể cả hạt, đều có độc. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, nhịp tim không đều, đồng tử giãn và hôn mê dẫn đến T* vong.

Cây chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc có hoa tím rất đẹp và cũng là loại cây cảnh phổ biến. nếu trẻ ăn những bộ phận của cây có thể gây buồn nôn hoặc nôn, buồn ngủ, co giật, tim đập nhanh, sốt; một số trường hợp có thể t* vong.

Cây chuỗi ngọc có hoa màu tím. Ảnh. Yhome

Hoa loa kèn

Trong hoa loa kèn có chứa chất gây ảo giác scopolamine. Chỉ cần uống một giọt độc dược chiết xuất từ chất scopolamine của hoa loa kèn, nạn nhân có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời. Ở Nam Mỹ cây này được dùng làm Thu*c hoặc để tạo ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo. Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ scopolamine có thể gây ngộ độc.

"Không nên tùy ý hái bất kỳ bộ phận nào của cây loa kèn để sắc thành thức uống. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, nặng có thể bị lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích", bác sĩ nói.

Hồng môn

Toàn thân cây hồng môn đều có độc tố calcium oxalate và asparagine. Bình thường những chất này không gây ảnh hưởng gì đến chúng ta. Tuy nhiên, nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng thì cần lưu ý khi trồng, bởi ăn phải bất kỳ bộ phận nào của cây cũng gây bỏng rát họng, dạ dày và ruột. Lá hay hoa nếu nát dính vào da sẽ dễ tạo ban và rộp mụn nước.

Kim tiền

Trong thân và lá cây có chứa canxi oxalat, gây nóng rát, bỏng lưỡi, cổ họng nếu trẻ ăn phải. Nặng hơn sẽ gây sưng viêm, ngạt thở và xuất huyết dạ dày. Nhựa cây dính lên mắt cũng ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Kim tiền là loại cây cảnh được ưa chuộng tuy nhiên độc hại nếu trẻ ăn phải. ảnh. 2dep

Cây ngô đồng

Ngô đồng (Jatropha podagrica) còn được gọi là vạn linh, sen núi, dầu lai có củ. Cây ngô đồng chứa chất curcin trong thân, củ, lá và đặc biệt là hạt. Chất này có thể gây bỏng rát ở họng, đau bụng, ói, tiêu chảy. Khi đã bị ngộ độc nặng sẽ xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương.

Vạn niên thanh

Cũng như các cây họ ráy khác, tất cả bộ phận của cây vạn niên thanh đều có độc. do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này. mủ gây ngứa và nếu văng vào mắt thì rất khó chịu; ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng, đau rát, nôn mửa... nếu lỡ dính mủ cây môn trường sinh bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ khỏi. nếu dính mủ vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm.

Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi. Những triệu chứng này thường nhẹ và có thể chữa trị bằng Thu*c giảm đau, Thu*c kháng histamine hay than hoạt tính.

Hoa rum ( Zisedeschia aethiopica )

Tất cả bộ phận của cây đều có thể gây kích ứng và đau miệng khi nhai.

Các loại cây xương rồng

Gai của xương rộng có thể làm trẻ bị thương khi chạy nhảy hay va chạm.

Ớt cảnh

Màu sắc của ớt có thể thu hút trẻ, khi trẻ cắn ớt có thể bị cay và phỏng miệng, nếu chạm vào quả rồi dụi mắt sẽ gây khó chịu, phụ huynh cần chú ý.

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/10-loai-cay-canh-dep-nhung-doc-hai-voi-tre-em-4430238.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY