Đứa trẻ thiên tài là một nhà thu thập thông tin. Chúng nhớ mọi thứ mình thấy. Sau khi đi thăm nơi nào đó, bé có thể vẽ lại chi tiết mà không cần nhìn ảnh. Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là "trí nhớ chụp hình". Chỉ 2-10% trẻ sở hữu khả năng này. Điều này hiếm xảy ra ở người lớn hơn.
Leonardo da Vinci và Galileo Galilei thuộc trường hợp này. Họ vẽ ra các sơ đồ, biểu đồ để thể hiện các suy nghĩ của mình.
Trẻ thiên tài thường chọn một lĩnh vực kiến thức và say mê tìm hiểu nếu thích. Cái gì không thích, trẻ chẳng để ý chút nào. Nếu con bạn là nhà toán học tương lai, bé có thể không mấy quan tâm tới ngôn ngữ.
Viết xấu cũng là một đặc điểm khác của trẻ thiên tài. Lý do là trẻ viết rất nhanh, cố bắt kịp các suy nghĩ của mình. Ngoài ra, trẻ này không muốn tuân theo các quy tắc ở trường.
Trẻ thông minh có thể mải mê với những ý tưởng của mình mà chẳng để tâm tới lời cha mẹ. Trẻ cũng là người giỏi kể chuyện và có trí tưởng tượng bay bổng thường khiến bố mẹ và giáo viên kinh ngạc.
Trẻ dễ buồn chán ở trường và tìm cách tự giải khuây. Bố mẹ chỉ cần giải thích với trẻ rằng đi học là việc quan trọng để kiểm soát hành vi này.
Trẻ nói nhanh vì có vốn từ rộng. Một đứa trẻ trung bình bắt đầu nói khi 2 tuổi. Trẻ thiên tài 2 tuổi thường có thể nói cả các cụm từ phức tạp.
Trong một số trường hợp hiếm, trẻ lại biết nói chậm hơn. Các nhà khoa học cho rằng những trẻ này mắc Hội chứng Einstein. Người ta cho rằng tới khi lên 7 tuổi, Albert Einstein vẫn chẳng mấy khi giao tiếp với mọi người. Nhà vật lý Richard Feynman, nhà toán học Julia Robinson và nhiều người xuất chúng khác cũng biết nói muộn.
Các trẻ bình thường cảm thấy ngại ngùng khi trò chuyện với người lớn nhưng trẻ thiên tài lại thích điều này. Trẻ thường kết bạn với những người nhiều tuổi hơn. Tuy nhiên, dù là thần đồng thì trẻ cũng cần giao tiếp với bạn bè cùng tuổi. Các nhà tâm lý cảnh báo với phụ huynh rằng trẻ thông minh có thể cảm thấy cô đơn.
Trẻ biết nói và đi sớm hơn so với các bé khác. Một số người nghĩ trẻ thông minh ghét các trò thể thao và thích ở nhà đọc sách hơn. Đây là một hiểu sai. Các nhà khoa học khẳng định trẻ thiên tài luôn muốn hoạt động, không thích ở yên. Đó là cách để trẻ khám phá thế giới.
Các cha mẹ có con tuổi lên 2 chập chững nên nhớ điều này: Nếu con bạn thích xâu vòng, bé có thể sẽ thành thiên tài. Các kỹ năng vận động tinh góp phần phát triển trí thông minh vượt trội. Các giáo viên cho rằng những trẻ thích các chi tiết nhỏ sẽ viết và nói tốt hơn. Đừng quên giám sát khi con chơi với những vật bé xíu.
Khả năng đùa vui và hiểu những câu chuyện đùa của người khác có liên quan tới tư duy trừu tượng tốt. Những trẻ này sẽ có nhiều bạn. Nhưng có một sắc thái khác: Đôi khi người ta giấu những căng thẳng và nỗi đau đằng sau tâm trạng vui đùa.
Những trẻ này thường rất sáng tạo. Nhưng hệ thần kinh của trẻ thường bị quá tải khi nạp cả núi thông tin. Các bác sĩ cảnh báo: Ngay cả khi con bạn cư xử như người lớn, chúng vẫn là những đứa trẻ dễ tổn thương và cần được bảo vệ.
Nhiều người nói trẻ thông minh thường ít hoà đồng. Nhưng có một khái niệm gọi là "trí thông minh xã hội". Đó là trẻ có khả năng xây dựng các mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh trí thông minh cảm xúc, khả năng ghi nhận và kiểm soát các cảm xúc của chính mình và người khác. Những trẻ này sẽ trở thành các nhà quản lý, chính trị gia và chuyên gia marketing giỏi.
Theo vnexpresd