Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

22 triệu trẻ em châu Phi sẽ Ch?t đói nếu không được cứu trợ khẩn

Hàng triệu trẻ em có nguy cơ Ch?t đói do cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua.

Trẻ em bị suy dinh dưỡng tại Ganyiel, quận Panyijiar, Nam Sudan ngày 4/3. Ảnh: AFP/TTXVN

Lời cảnh báo này được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra hôm 28/3 cùng với kêu gọi lập quỹ khẩn cấp 255 triệu USD để đáp ứng những nhu cầu trước mắt ở Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, UNICEF tuyên bố rằng "thời gian không còn nhiều" khi mà những đe dọa từ nạn đói, hạn hán và chiến tranh ngày một nghiêm trọng. Theo cơ quan này, 4 quốc gia nêu trên có khoảng 22 triệu trẻ em đang đói ăn, ốm đau, không nhà cửa và không được đến trường. Gần 1,4 triệu trẻ em có nguy cơ Tu vong trong năm nay do bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Ông Manuel Fontaine, Giám đốc Chương trình Khẩn cấp của UNICEF, nêu rõ: "Chúng ta đã rút ra được bài học ở Somalia hồi năm 2011, rằng đợi tới khi nạn đói được chính thức công bố, thì vô số trẻ em đã Tu vong. Không thể để điều này tái diễn". Cách đây 1 tháng, nạn đói đã được công bố tại Nam Sudan, và có thể sẽ sớm được thông báo tại Nigeria, Somalia và Yemen, những nơi mà các cuộc giao tranh đã khiến người dân phải rời bỏ ruộng vườn trong khi nạn hạn hán tàn phá gia súc và những gì còn lại trên cánh đồng. Ông Fontaine nhấn mạnh: "Trẻ em không thể đợi đến khi một nạn đói nữa được công bố thì chúng ta mới hành động".

Cụ thể, UNICEF kêu gọi gây quỹ 255 triệu USD để cung cấp thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục và những dịch vụ bảo vệ trong những tháng tới cho 22 triệu trẻ em. Đa số nguồn quỹ này sẽ được rót cho các chương trình dinh dưỡng dành cho trẻ em và cung cấp cho các em thực phẩm chức năng, cũng như các dịch vụ y tế, nước và vệ sinh. Lời đề nghị nêu trên của UNICEF nằm trong tổng số ngân quỹ 712 triệu USD mà cơ quan này đặt mục tiêu huy động cho 4 nước nêu trên trong năm 2017, tăng 50% so với con số đưa ra cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo các cuộc xung đột nghiêm trọng tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi đã khiến 30 triệu người trong khu vực rơi vào cảnh thiếu đói.

Phóng viên TTXVN tại Bắc Phi dẫn báo cáo mới nhất của FAO cho hay, vấn đề an ninh lương thực và tình trạng suy dinh dưỡng tại Trung Đông-Bắc Phi đã xấu đi trong 5 năm qua. Tỷ lệ thiếu đói nghiêm trọng ở người lớn trong khu vực đã ở mức gần 9,5% dân số trong giai đoạn 2014-2015, tương đương khoảng 30 triệu người. FAO cho biết các nước như Iraq, Sudan, Syria và Yemen nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ thiếu đói cao nhất thế giới, phản ánh những tác động tiêu cực của các cuộc xung đột hiện nay đối với an ninh lương thực và vấn đề dinh dưỡng.


Phó Tổng Giám đốc FAO kiêm Đại diện khu vực Trung Đông - Bắc Phi, ông Abdessalam Ould Ahmed, cũng cho rằng, xung đột đang cản trở nỗ lực giải quyết vấn nạn thiếu nước nghiêm trọng, vốn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia khu vực. Ông Ahmed nhấn mạnh: "Một môi trường hòa bình và ổn định là điều kiện tiên quyết tuyệt đối, có thể giúp người nông dân ứng phó với những thách thức liên quan đến tình trạng khan hiếm nước và biến đổi khí hậu".

Là quốc gia nghèo nhất thế giới Arab và đang trong tình trạng cạn kiệt các nguồn nước ngầm, Yemen đã phải chứng kiến cảnh thiếu thốn lương thực ngày càng trầm trọng kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu leo thang cách đây 2 năm, với sự can thiệp quân sự của liên quân Arab, do Saudi Arab đứng đầu.

Cuối tuần trước FAO đã cảnh báo rằng có tới 2/3 trong tổng số 22 tỉnh của Yemen đang bên bờ vực của nạn đói, đồng thời cho biết 60% trong tổng số 17 triệu dân của quốc gia Trung Đông này đang thiếu ăn. Điều phối viên về nhân đạo của LHQ Jamie McGoldrick cảnh báo khoảng 7 triệu người dân nước này có thể bị lâm vào cảnh thiếu đói trong năm 2017. Trong khi đó, báo cáo của FAO nhận định cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua tại Syria đã và đang tác động tiêu cực đối với việc tiếp cận lượng thực của người dân ở nước này. Cuộc khủng hoảng Syria đã trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn 2015-2016, khiến hơn một nửa dân số nước này cần cứu trợ lượng thực khẩn cấp.

TTXVN/Tin Tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/the-gioi/22-trieu-tre-em-chau-phi-se-chet-doi-neu-khong-duoc-cuu-tro-khan-20170329102516944.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY