Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

3 bài Thuốc quý trị bệnh hiệu quả Y học cổ truyền

Trong y học đã vận dụng thuyết âm dương ngũ hành từ đó nghiên cứu ra các loại bệnh tật do khí hậu bốn mùa sinh ra hoặc do ăn uống...

Trong y học đã vận dụng thuyết âm dương ngũ hành từ đó nghiên cứu ra các loại bệnh tật do khí hậu bốn mùa sinh ra hoặc do ăn uống, sinh hoạt, lao động, làm tổn thương cơ thể con người mà sinh ra đủ các loại bệnh tật. Để điều trị những chứng bệnh ấy, Đông y đã có nhiều bài Thuốc đặc hiệu. Trong hơn một vạn bảy nghìn bài Thuốc Đông y, xin giới thiệu một vài bài mà bản thân tôi tâm đắc.

Bài Tiêu giao tán: bạch truật 12g, bạch linh 12g, đương quy 8g, bạch thược 12g, sài hồ 6g, bạc hà 6g, cam thảo 4g.

bài Thuốc có tác dụng lý tỳ thanh can. Do huyết hư can uất, can và tỳ không điều hòa, sinh ra các chứng ngực sườn trướng đau, ho, sốt, nhiều đờm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, mạch hư huyền. Do đó phải kiện tỳ bình can, thanh nhiệt. Cái hay của bài Thuốc này là gia giảm. Nếu can khí nhiệt gia chi tử (sao) 8g, đan bì 8g. Nếu can khí trệ gia trần bì 12g. Nếu can khí uất gia xuyên khung 8g, hương phụ 12g. Nếu can khí uất tích nhiệt gia ngô thù du 6g, hoàng liên 8g, bạc hà chỉ dùng tối đa 6g để dẫn Thuốc.

Bài Địa hoàng ẩm tử: thục địa 16g, sinh địa 16g, nhục quế 4g, hắc phụ tử (chế) 8g, nhục thung dung 12g, ba kích 16g, bạc hà 6g, phục linh 12g, viễn chí 6g, sơn thù nhục 16g, thạch hộc 12g, mạch môn 12g, ngụ vị tử 4g, thạch xương bồ 6g.

bài Thuốc có công dụng bổ nạp nguyên dương, hóa đờm, khai khiếu. Điều trị các chứng: hạ nguyên hư suy, hư dương thượng phú, đờm nghịch, chân yếu không đi lại được, lưỡi rụt nói năng khó khăn, bí tiểu tiện.

Bài Lục vị gia giảm: thục địa 16g, hoài sơn 12g, sơn thù 6g, trạch tả 8g, bạch linh 12g, đan bì 12g.

Trong ngũ quan khoa khi nói về mắt người ta thường dùng chữ “tinh”. Đông y cho rằng: “tinh của khí ngũ tạng, lục phủ đều đi lên rót vào mắt cho nên mới gọi là tinh, cái ổ của tinh là mắt nên mới gọi là mắt tinh, tinh của khí là lòng trắng, tinh của cân (gân) là lòng đen, tinh của cốt (xương) là đồng tử, tinh của huyết là khóe mắt, tinh của nhục là ước thúc (ràng buộc) nhỡn bào (các dịch trong mắt) lấy tinh của cân cốt huyết khí, để liên hệ với mạch đi lên não. Khi bị các chứng bệnh ở mắt là do nhiệt nung nấu, làm cho tấu lý mở ra, phong tà nhập vào đó, tà của phong và nhiệt cùng hợp lại công vào mắt, làm cho mắt mờ, đau nhức, chảy nước mắt, có khi sưng đỏ mà đau. Nếu nhẹ thì gọi là ngoại chứng hoặc sinh ra màng mộng. Nếu nặng thì tích nhiệt lại, sinh ra các chứng làm tổn thương con ngươi của mắt”. Nếu sốt cao thì gia tri mẫu 12g, hoàng bá 12g gọi là bài Lục vị tri bá. Nếu sốt về chiều thì gia ngũ vị tử 6g gọi là Đô tấu thang. Để dẫn hỏa quy nguyên thì gia nhục quế 6g gọi là Thất vị địa hoàng thang.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-3-bai-thuoc-quy-tri-benh-hieu-qua-y-hoc-co-truyen-15186.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY