An toàn thực phẩm hôm nay

3 loại dứa thèm đến mấy cũng chớ dại mà mua về kẻo mất tiền oan

Khi chọn dứa, người thông minh sẽ không mua ba loại dứa dưới đây:

Đừng mua loại dứa có vỏ đặc biệt cứng

Để thuận tiện cho việc vận chuyển đường dài, và để đảm bảo dứa sẽ không bị thối do quá chín trong quá trình vận chuyển, người bán dứa sẽ cắt nhiều quả dứa còn xanh mang bán. Khi mua dứa, nếu chạm vào quả dứa hơi xanh mà không có độ đàn hồi khi ấn ngón tay, cảm giác rất cứng. Đây là loại dứa còn còn non và chưa đạt đến độ chín. Quả dứa như vậy ăn sẽ bị chua, ngay cả khi đã chín. Vì vậy nên cẩn thận khi chọn dứa.

Dứa đã gọt vỏ sẵn

Trong quá trình vận chuyển, chắc chắn sẽ không tránh khỏi va chạm dẫn đến dứa bị hỏng, nhưng nhiều nhà cung cấp sẽ vẫn cố gắng để những quả dứa bị hỏng được bán đi bình thường, ví dụ, họ sẽ gọt sẵn cắt miếng và đóng gói trong túi thực phẩm để người mua khó phát hiện. Do đó, khi mua dứa, cố gắng không mua dứa đã gọt vỏ sẵn hoặc cắt miếng. Nếu bạn thực sự muốn mua dứa gọt vỏ cho tiện, tốt nhất là tự mình chọn dứa sau đó nhờ người bán gọt hộ ngay tại chỗ.

Ảnh minh họa

Không nên mua dứa đã bị dập hỏng, bởi ngay cả khi phần hỏng bị cắt bỏ thì phần còn lại cũng sẽ dễ bị nấm mốc xâm nhập. Phần thối có chứa nitrite có hại cho cơ thể

Loại dứa mắt nhỏ và dày đặc

Thời kỳ sinh trưởng của hầu hết các loại trái cây đòi hỏi phải có ánh sáng mặt trời đầy đủ. Càng nhiều ánh nắng, độ ngọt của trái cây càng cao và càng nhiều nước, hương vị càng ngon. Khi chọn một quả dứa, hãy chọn những quả có mắt to và thưa.

Những quả dứa như vậy là có đủ ánh sáng, độ ngọt và độ ẩm của nó là đủ, nên không phải lo lắng về hương vị và độ ngọt khi mua. Ngược lại, những quả dứa có mắt nhỏ và dày đặc sẽ không đủ độ ngọt và độ ẩm vì không đủ ánh sáng. Những quả dứa như vậy sẽ có vị chua.

Cách chọn dứa ngon

Màu sắc: Màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát khi bạn quyết định chọn mua dứa (thơm). Phần cuống dứa là nơi cho biết độ ngọt của trái dứa. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng đều thì độ ngọt càng cao.

Nếu dứa không đều màu và có những chấm nâu đậm, vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức.

Không nên chọn trái dứa còn xanh, vì trái chưa chín và cũng không thể chín sau khi mua.

Hình dáng: Dứa ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt dứa hơn quả dài (dáng ống dài).

Mắt dứa: Nên chọn quả có mắt dứa lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt dứa sẽ có được phần cùi dày.

Mùi thơm: Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái dứa quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.

Cảm nhận bằng tay: Trái dứa chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái dứa quá chín thường bị nhăn.

Nguồn: http://khoevadep.com.vn/3-loai-dua-them-den-may-cung-ch... Nguồn: http://www.khoevadep.com.vn/3-loai-dua-them-den-may-cung-cho-dai-ma-mua-ve-keo-mat-tien-oan-search/

Theo Mộc/Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-loai-dua-them-den-may-cung-cho-dai-ma-mua-ve-keo-mat-tien-oan/20200416070144920)

Tin cùng nội dung

  • Mách nhỏ các gia đình mẹo vặt trong bếp, để giúp các chị em luôn có những bữa ăn ngon giàu dinh dưỡng, và giúp căn bếp thực sự ấm cúng nhé.
  • Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm, lại càng dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình thành chất hỗn hợp nhôm.
  • Thông thường, khi đang mong muốn giảm cân trong một thời gian ngắn, bạn luôn áp dụng các chế độ ăn kiêng khác nhau và dành nhiều giờ trong phòng tập. Tuy nhiên, tất cả những biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả thậm chí còn khiến bạn bị suy kiệt nhanh chóng.
  • Khi đi chợ, chúng ta sợ nhất là mua phải những thực phẩm ôi, không còn tươi và nhất là có nhiều chất bảo quản. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn được sản phẩm tốt, ngon, và không chứa chất bảo quản?
  • Khi nấu ăn, ngoài bí quyết nấu cho ngon miệng, bạn cần hết sức chú ý trong cách chế biến thức ăn để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lại tránh những nguy hại cho sức khỏe.
  • Với cách này, các bạn sẽ dễ dàng rút xương cá nhanh, không bị sót xương mà vẫn giữ nguyên dáng hình con cá.
  • Ai cũng ngại dọn dẹp sau khi bày bừa, nấu nướng. Vậy tại sao chúng ta không tìm cách làm cho nhà bếp sạch sẽ, gọn gàng ngay khi nấu xong nhỉ?
  • Mangyte -Chúng ta đều biết rằng rau là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin chủ yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người không ăn đủ rau vì ngại chế biến hoặc không thích ăn rau.
  • Bằng những mẹo vặt sáng tạo đơn giản với những vật dụng có sẵn, việc làm bếp của bạn sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
  • Chỉ cần chú ý một chút thôi là bạn sẽ nấu ăn vèo vèo ngay ấy mà.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY