Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

4 món ăn chữa viêm mũi dị ứng cực hay lại vô cùng dễ làm

Món ăn chữa viêm mũi dị ứng từ chim bồ câu, thịt bò, ếch... có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, để có

một chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm mũi dị ứng. nó sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh, hỗ trợ cho việc áp dụng các biện pháp điều trị được diễn ra một cách tốt nhất. vậy viêm mũi dị ứng nên ăn gì? cùng tìm hiểu một số món ăn chữa viêm mũi dị ứng trong bài viết dưới đây.

Các món ăn chữa viêm mũi dị ứng

Song song với việc điều trị bằng Thu*c, ăn uống đúng cách khi bị viêm mũi dị ứng cũng là việc bạn nên làm. bởi không chỉ đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thể, nó còn có tác dụng hỗ trợ cho việc điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả. sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn chữa viêm mũi dị ứng mà bạn nên sử dụng:

1. Trị viêm mũi dị ứng bằng món ăn được chế biến từ bồ câu

Tác dụng:

Món ăn trị viêm mũi dị ứng từ bồ câu sẽ giúp cho lỗ mũi được thông thoáng, làm giảm các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch mũi. đồng thời, nó còn giúp khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể do sử dụng Thu*c kháng sinh. từ đó có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Cách tiến hành:

Để nấu món ăn từ chim bồ câu, bạn cần thực hiện như sau:

    Chuẩn bị: 1 con bồ câu, 9g di tân, gừng tươi, 12g đại táo, gia vị vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Bồ câu đem làm sạch, bỏ ruột rồi chặt thành từng miếng. Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm nước vào để hầm thật kỹ. Khoảng 1 tiếng sau thì tắt bếp, cho thức ăn vào bát và sử dụng. Nên ăn nóng và ăn hết trong ngày.

2. Cháo thịt bò trị viêm mũi dị ứng

Tác dụng: 

Thịt bò có hàm lượng protein rất lớn, thường được sử dụng để hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau. với viêm mũi dị ứng, món ăn từ thịt bò sẽ giúp làm giảm tiết dịch trong mũi, sổ mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi, ngạt mũi. đồng thời khắc phục được chứng phong hàn. do đó, đây cũng là món ăn chữa bệnh viêm mũi dị ứng bạn nên tham khảo.

Cách tiến hành: 

    Chuẩn bị: 90g thịt bò, 60g gạo tẻ, 15g rau thơm tươi, tỏi, gia vị vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Đem thịt bò đi rửa sạch, thái thành từng miếng. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ. Tỏi đem bóc vỏ, đập dập. Đổ gạo tẻ vào nồi và nấu thành cháo. Khi thấy gạo đã nhừ, cho thịt bò và tỏi vào rồi đun sôi thêm chút nữa. Sau đó nhắc xuống, nêm thêm gia vị và cho rau thơm vào để ăn. Ăn cháo thịt bò lúc nóng sẽ giúp bệnh mau hồi phục.

3. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng món ăn từ ếch

Món ăn chữa viêm mũi dị ứng từ ếch cũng là món ăn bạn nên tham khảo và thực hiện.

Tác dụng: 

Món ăn này có tác dụng làm giảm tình trạng ngạt mũi, khô mũi, sổ mũi. đồng thời, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi bị viêm mũi dị ứng. ngoài ra, nó còn được dùng để bồi bổ cho người gầy, chữa chứng đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, sốt nóng.

Cách tiến hành:

    Chuẩn bị: 2 con ếch loại 150g, 3g ma hoàng, 30g bách hộ, gia vị vừa đủ.
  • Cách làm: Ếch lột vỏ rồi làm sạch, các vị Thu*c khác đem rửa sạch. Cho các nguyên liệu vào nồi rồi hầm với khoảng 500ml nước. Sau khoảng 2 giờ thì nhắc xuống, nêm gia vị cho vừa ăn rồi sử dụng trong ngày. Lưu ý là cần phải làm thật sạch thịt ếch, tránh để xảy ra những vấn đề không mong muốn trong khi ăn.

4. Món ăn chữa viêm mũi dị ứng được nấu từ đầu cá

Tác dụng: 

Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng khi sử dụng đầu cá kết hợp với một số vị Thu*c khác có thể trị viêm mũi dị ứng là điều hoàn toàn đúng. nó có công dụng trong điều trị các biểu hiện đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. đồng thời, còn có tác dụng khai thông đường thở, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.

Cách tiến hành: 

Để nấu món ăn trị viêm mũi dị ứng từ ếch, bạn thực hiện như sau:

    Chuẩn bị: 2 cái đầu cá khoảng 150g, 3g tế tân, 12g tân di, 15g gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Đầu cá đem đi rửa sạch. Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ. Bạch chỉ và tế tân đem rửa sạch. Cho tất cả các vị Thu*c trên vào nồi, đun sôi lên với khoảng 500ml nước. Khi thấy nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa lại để ninh nhừ. Khoảng 2 giờ sau, bạn tắt bếp rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn là đã có thể sử dụng.

Trên đây là những món ăn chữa viêm mũi dị ứng mà bạn nên tham khảo. vì đây đều là những món khá dễ làm, bổ dưỡng nên bất cứ ai cũng có thể sử dụng. để mang lại hiệu quả chữa trị tốt, bạn cần áp dụng thường xuyên. đồng thời, cần kết hợp với các biện pháp điều trị khác được chỉ định từ bác sĩ. nó sẽ giúp bệnh mau lành, tránh được nguy cơ mắc nhiều biến chứng.

thông tin thêm: mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng Thu*c

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và tham vấn y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/mon-an-chua-benh-viem-mui-di-ung)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Trời chuyển lạnh, không khí khô hanh cộng với môi trường ô nhiễm làm nhiều người sáng sớm ngủ dậy thấy ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo ho và đau họng.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY