Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

5 món ăn đông y tốt cho hệ tim mạch cho bạn quả tim khỏe mạnh

Người loạn nhịp tim thường cảm thấy lo lắng, bực bội, ít ngủ, cổ họng và lưỡi khô, ra mồ hôi trộm… Theo Đông y, một số món ăn dưới đây tốt cho tim mạch.
Người loạn nhịp tim dạng tâm thận dương hư thường cảm thấy run sợ, lo lắng, bực bội, ít ngủ, cổ họng và lưỡi khô, trong người nóng bức, ra mồ hôi trộm… Theo Đông y, một số món ăn dưới đây tốt cho tim mạch.

1. Nhân sâm nấu gà

Nhân sâm 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 19g, thịt gà 150g, xì dầu 10g, muối 5g, gừng 5g, hành 10g, cà rốt 100g, nấm đông cô 50g, dầu ăn 50g, canh gà 500ml.

Nhân sâm ngâm nở; Mạch đông bỏ tim; Ngũ vị tử rửa sạch, hành cắt khúc, gừng cắt miếng, cà rốt cắt miếng vuông khoảng 4cm, nấm ngâm nở, rửa sạch, thịt gà cắt miếng.

Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ hành, gừng vào phi cho thơm, rồi bỏ gà vào, bỏ nấm, cà rốt, ngũ vị tử, mạch đông, nhân sâm vào, xào cho đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ hầm cho đến khi chín. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 – 5 ngày.

2. Mực xào nấm đông cô

Thiên đông 12g, mạch đông 12g, mực 100g, cần tây 100g, nấm đông cô 50g, rượu 10g, xì dầu 10g, muối 5g, hành 10g, gừng 5g, canh gà 300ml, dầu 50g.

Thiên môn đông rửa sạch, cắt miếng, mạch đông bỏ tim; Mực rửa sạch, cắt dài khoảng 4cm, ngang 2cm; Cần tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 4cm; Nấm cắt 2cm; Hành cắt khúc; gừng cắt lát. Mạch đông, thiên đông bỏ vào nồi nhỏ, đổ vào 100ml canh gà, chưng cho chín.

Để cháo lên lửa lớn, đợi chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi bỏ mực vào xào sơ, sau đó bỏ nấm, cần tây, thiên đông, mạch đông, xì dầu, muối, canh gà và xào cho chín thì dùng được. Ngày một lần, dùng trong bữa chính, mỗi lần ăn 50g mực.

3. Ngọc trúc tim heo

Ngọc trúc 15g, mạch đông 10g, thiên đông 10g, đại táo 10 quả, tim heo 1/2 quả, rượu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối 5g, canh gà 1.000ml, cải non 200g, dầu ăn 50g.

Ngọc trúc rửa sạch, cắt khúc; mạch đông bỏ tim; Thiên đông cắt miếng, táo bỏ hột; Tim heo luộc sơ trong nước sôi, vớt ra cắt miếng; gừng đập dập, hành cắt khúc.

Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ hành, gừng vào phi cho thơm, rồi đổ canh gà vào, canh gà sôi bỏ ngọc trúc, mạch đông, thiên đông, táo, rượu, muối và tim heo vào, vặn lửa nhỏ nấu thêm 20 phút. Ngày 1 lần, mỗi lần ăn 1/2 tim heo.

4. Dương sâm mạch đông

Sâm tây dương 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 9g, đường 6g.
Sâm ngâm nở, cắt lát mỏng, mạch đông bỏ tim; Ngũ vị tử rửa sạch. Bỏ tất cả vào nồi, đổ vào 200ml nước.

Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ nấu thêm 15 phút thì dùng được. Uống thay nước.

5. Song nhĩ xào mực

Ngân nhĩ 15g, nấm mèo 20g, mực tươi 200g, rượu 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, cần tây 50g, dầu ăn 50g.

Ngân nhĩ, nấm mèo ngâm cho nở, xé miếng; Mực rửa sạch, cắt miếng dài 4cm, ngang 3cm, cần tây rửa sạch, cắt khúc khoảng 4cm; Hành cắt khúc; Gừng cắt lát.

Để chảo lên lửa lớn, đợi chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi bỏ mực vào xào sơ, sau cùng bỏ tất cả vào, xào cho chín thì dùng được. Ngày 1 lần, dùng trong bữa chính.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/nhung-mon-an-theo-dong-y-tot-cho-he-tim-mach/)
Từ khóa: hệ tim mạch

Chủ đề liên quan:

hệ tim mạch

Tin cùng nội dung

  • Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới bệnh tăng huyết áp như: các yếu tố tâm lý xã hội gây căng thẳng cũng tạo điều kiện cho tăng huyết áp phát triển; ăn mặn, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích như nước chè, cà phê, Thu*c lá...
  • Các biểu hiện nhiễm độc cấp tính thường xảy ra do nồng độ Thuốc tăng nhanh trong máu. Do đó, khi tiêm nhanh một liều nhỏ của Thuốc gây tê cũng có thể gây ra các biểu hiện nhiễm độc cấp tính.
  • Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư.
  • Một trong những Thu*c được dùng để ứng phó với tình trạng dị ứng là dùng các Thu*c kháng histamin.
  • Vợ tôi có thai đang tháng thứ ba thì bị phù hai chân, nhức đầu, huyết áp 160/90 mmHg, được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm độc thai nghén.
  • Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy công dụng đáng ngạc nhiên của lạc đối với việc kéo dài tuổi thọ.
  • Các bác sỹ vẫn thường khuyên chúng ta nên chơi thể thao hàng ngày để có một sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của thể thao đối với sức khoẻ, những người chơi thể thao cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng dưới đây.
  • Trái cây lành mạnh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Những loại trái cây nào gia đình bạn nên dùng để thanh nhiệt và giải độc hè này?
  • Tỏi là thực phẩm có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ăn tỏi càng nhiều càng tốt.
  • Có một thực tế ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, vì thế đã tạo ra một sức ép nhất định cho phụ nữ có thai khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trứng ngỗng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY