Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 nhóm người dù có thèm đến mấy cũng không nên ăn cua đồng vì rất dễ ngộ độc

MangYTe - Cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành chất độc nguy hiểm.

Theo y học hiện đại, cua đồng giàu canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa: 5.040mg% canxi; 12,3% protit; 3,3% lipit; 430mg% phốt pho... Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành thứ nguy hiểm gây hại đến đến sức khỏe.

5 nhóm người dù có thèm đến mấy cũng không nên ăn cua đồng vì rất dễ ngộ độc - Ảnh 2.

Cua đồng rang muối. Ảnh minh họa

Dẫn chứng về rủi ro gặp phải khi ăn cua đồng, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, do đặc trưng môi trường sống dưới nước, ruộng lầy, nhiều bùn đất nên trong cua đồng hay có kí sinh trùng, như vắt, đỉa, nguy hiểm nhất là sán phổi. Những kí sinh trùng thường trú ngụ ở mai cua. Khi sơ chế, chế biến chú ý loại bỏ mai cua, làm sạch để loại bỏ những kí sinh trùng nguy hiểm này.

Lưu ý, trên thân cua không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Vì vậy, sau khi rửa sạch cua nên ngâm trong nước muối để vắt, sán bò ra.

5 nhóm người nên nói không với cua đồng

5 nhóm người dù có thèm đến mấy cũng không nên ăn cua đồng vì rất dễ ngộ độc - Ảnh 3.

Canh riêu cua. Ảnh minh họa

Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo thì hàm lượng chất béo, chất đạm cao, người có tiền sử về tim mạch và huyết áp ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này về lâu về dài rất nguy hiểm vì quá trình tích tụ cholesterol sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Người bị bệnh gout

Người mắc bệnh gout tốt nhất nên nói không với cua đồng vì 2 lý do chính: Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy.

Người bị hen, cảm cúm

Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.

5 nhóm người dù có thèm đến mấy cũng không nên ăn cua đồng vì rất dễ ngộ độc - Ảnh 4.

Canh cua, cà pháo là món không nên ăn khi vừa ốm dậy. Ảnh minh họa

Người mới ốm dậy

Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, trong khi hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/5-nhom-nguoi-du-co-them-den-may-cung-khong-nen-an-cua-dong-vi-rat-de-ngo-doc-20200519154725985.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY