Bệnh theo mùa hôm nay

5 sai lầm khi tự chữa cảm cúm

Nhiều người chủ quan cho rằng, cảm cúm là bệnh có thể tự khỏi, nên nhiều người vẫn có những sai lầm trong việc điều trị bệnh.

Thực tiễn y học chứng minh, thời tiết thay đổi, ít ngủ, làm việc quá sức, bị cảm lạnh, sức đề kháng giảm sút… vi khuẩn và virus sẽ tận dụng điều kiện này để xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới cảm cúm.

Đặc biệt là sau khi cảm cúm không chú ý chữa trị, nghỉ ngơi, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào các bộ phận khác, gây nhiễm trùng cơ thể, và bệnh nhân cũng có chuyển sang bệnh nghiêm trọng hơn.

Một số sai lầm thường gặp:

1. Tự chẩn đoán các triệu chứng

Khi bị cảm cúm, người bệnh thường hắt hơi, sổ mũi, đau đầu… nặng hơn thì có thêm các triệu chứng như ho, có đờm, đau họng, hơi sốt...

Tuy nhiên, theo bác sĩ thì đo số người bệnh không tự xác định được đầy đủ các triệu chứng của bệnh, mà chỉ biết được những triệu chứng nỏi bận làm cơ thể khó chịu.

2. Tự ý sử dụng Thu*c

Người bệnh thường tự đi mua Thu*c uống, mà đa số chỉ mua Thu*cParacetamol hoặc một loại Thu*c bất kỳ mà vẫn thường dùng trong các lần cảm cúm khác uống để giảm đau đầu, hết hắt hơi sổ mũi mà không quan tâm đến các triệu chứng khác…

Nhưng các triệu chứng cảm cúm khác nhau, nên việc lựa chọn một loại Thu*c cảm tương ứng với các thành phần hoạt chất, chứ không nên tùy ý uống một loại, cũng đừng tùy ý tăng liều lượng và thời gian uống của Thu*c cảm.

2. Luôn cho rằng cảm cúm chỉ là bệnh “vớ vẩn”

Đa số người bệnh tin rằng, cảm cúm thì chỉ là bệnh “vớ vẩn” không cần chữa cũng tự khỏi. Trong khi đó, chính các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho là bước đầu của nhiễm trùng đường hô hấp, dễ dẫn đến các biến chứng sau đó như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi…

Các bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn, thậm chí còn đe dọa tới tình mạng. Do đó, cảm cúm nên kịp thời điều trị đúng cách.

4. Dùng kháng sinh một cách vô tội vạ

Kháng sinh chỉ cần thiết khi cảm cúm có biểu hiện bội nhiễm, tức là bị nhiễm vi trùng. Việc sử dụng Thu*c kháng sinh thường phải tuân theo chỉ định và dùng theo toa của bác sĩ, nếu tự ý dùng hoặc dùng không đủ liều sẽ dẫn đến lờn Thu*c và sẽ rất khó chữa cho những lần bội nhiễm lần sau.

Nhiều người bệnh thường theo thói nghĩ rằng, cảm cúm là do một loại virus xâm nhận vào cơ thể mà sinh ra bệnh, mà muốn diệt được loại virus này thì không có cách gì nhanh bằng uống kháng sinh, nên tự ý ra cửa hàng Thu*c mua kháng sinh về uống bệnh sẽ tự khắc khỏi.

5. Tự ý chữa tại nhà: Đóng kín cửa, trùm chăn để toát mồ hôi

Đây là một ảo tưởng, bởi vì sau khi đổ mồ hôi cơ thể dường như nhẹ nhõm hơn, nhưng việc này không thể giúp chữa khỏi bệnh. Khi bị cảm ăn uống ít, thể chất yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước và kiệt sức, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Tốt nhất là bạn hãy tới thăm khám bác sĩ và tìm cách chữa trị ngay khi trải qua các triệu chứng giống cúm. Sau đó, bạn có thể nghỉ ngơi ở nhà và đeo khẩu trang cho tới khi hồi phục.

AloBacsi.com
Theo Sức khỏe gia đình
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/5-sai-lam-khi-tu-chua-cam-cum-n159019.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Cuộc sống chăn gối vợ chồng quyết định hạnh phúc gia đình. Một số quan niệm sai lầm về bệnh T*nh d*c bạn cần loại bỏ để cuộc yêu thăng hoa.
  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY