Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

6 BN COVID-19 mới ở Quảng Nam: Bán hàng ăn, tiếp xúc nhiều người không rõ địa chỉ

Sáu ca bệnh vừa ghi nhận chiều 3/8 tại Quảng Nam có lịch trình di chuyển phức tạp. Có ca bệnh bán hàng ăn, tiếp xúc nhiều người nhưng không rõ tên tuổi, địa chỉ.

- Ngày 31/7 bệnh nhân được đưa đi cách ly tại trường Thủy Lợi.

- Hiện tại ghi nhận bệnh nhân không ho, không sốt, ổn định, có bệnh nền đau dạ dày, rối loạn tiền đình.

BN 626 là nữ, SN 1982 ở Kp Xuyên Đông, TT Nam Phước, Duy Xuyên; Quảng Nam

- Nghề nghiệp: Buôn bán (bán mì Quảng)

- Ngày 18/7 vào chăm mẹ chồng là BN 524 tại BV Bình An, TT Nam Phước, đến 14h00 ngày 19/7 về lại nhà và có tiếp xúc với chồng, 2 con và hàng xóm;

- Ngày 20/7 từ 5h đến 9h BN bán hàng ăn sáng ở nhà (bún, mỳ) có tiếp xúc với nhiều người (không rõ người tiếp xúc), đến khoảng 11h đi chợ Cầu Mống, Điện Bàn mua ở hàng tôm, thịt, rau và sau đó về nhà. 13h15 đi đến BVĐK Bình An, TT Nam Phước Khoa Nội tầng 5 (P505) để nuôi mẹ chồng là BN 524, tại đây BN có tiếp xúc với vợ chồng cô Trí ở địa chỉ KP Mỹ Hạt, TT Nam Phước và còn 2 người khác đến thăm (không nhớ rõ tên gì, ở đâu).

- 14h ngày 21/7 về nhà, có tiếp xúc với hàng xóm (không nhớ rõ đã gặp những ai), sau đó ở tại nhà và không đi đâu.

- Ngày 22-29/7/2020: 5h đến 9h bán hàng ăn sáng ở nhà (Bún, Mỳ) có tiếp xúc với nhiều người (không rõ người tiếp xúc), đến khoảng 11h00 đi chợ Cầu Mống, Điện Bàn mua ở hàng tôm, thịt, rau và sau đó về nhà.

- Ngày 25/7: lúc 13h có chị H.T.N ở Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đếm thăm khoảng 30 phút;

- Ngày 30/7 BN cách ly tại nhà;

- Ngày 31/7 BN được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly Khách sạn Mỹ Sơn, lấy mẫu xét nghiệm.

- Tối ngày 2/8: BN được đưa về cách ly tại TTYT Duy Xuyên.

Tình trạng hiện tại: không ho, không sốt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

BN 627, là nam, SN 1974 ở Tổ 4, Kp Xuyên Đông, TT Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam

- Nghề nghiệp: Buôn bán

- Ngày 12/7 ra BVĐK Đà Nẵng thăm mẹ là L.T.Đ (BN524) nằm ở Khoa Thận – Tiết niệu tầng 6 (P606). Khoảng 10 phút thì về nhà, buổi chiều ở tại nhà, đến 20h đi chợ Nam Phước mua rau củ và sau đó về nhà (có tiếp xúc một số người);

- Ngày 13-16/7 từ 6h đến 12h bán rau củ tại chợ Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng rồi sau đó về nhà, buổi chiều ở tại nhà, khoảng 20h đi chợ Nam Phước mua rau củ để bán chợ vào ngày mai;

- 7h Ngày 17/7 BN đến nhà mẹ là bà L.T.Đ (BN524) thăm và về lúc 8h, sau đó có đến chợ Nam Phước để lấy hàng từ của hàng rau củ. Sau đó về lại nhà cùng với vợ (H.T.C.) và hai người con (V.T.T.N., V.T.T.A.)

- Ngày 18-21/7: từ 6h đến 12h bán rau củ tại chợ Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, buổi chiều ở tại nhà, 20h đi chợ Nam Phước mua rau củ;

- Lúc 21h ngày 21/7 BN cùng với 2 con gái T.A. và T.N có đến BV Bình An, TT Nam Phước để thăm mẹ là BN524, sau đó về lại nhà.

- Ngày 22-28/7 làm công việc thường ngày

- Sáng ngày 29/7: BN thăm mẹ là BN524 tại Khoa HSTC, đến 16h30 thì về nhà;

- Ngày 30/7: 15h BN đến Ngân hàng NN&PT NT TT Nam Phước, Duy xuyên;

- Tối ngày 30/7 đến 17h ngày 31/7 BN tự cách ly tại nhà, sau đó được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly Khách sạn Mỹ Sơn, lấy mẫu xét nghiệm.

- Tối ngày 2/8 BN được đưa về cách ly tại TTYT Duy Xuyên.

Tình trạng hiện tại: không ho, không sốt, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.

BCĐ phòng chống dịch COVID-19 Quảng Nam đã khoanh vùng cách ly, phun Thu*c khử trùng lần 2 toàn khu vực nhà, khu vực cách ly; Cử đoàn giám sát tiếp tục điều tra truy vết tất cả các trường hợp F1, F2; xác định lịch trình, cách ly, lấy mẫu đúng quy định...

Cấp Thu*c điều trị cho người bệnh mạn tính 3 tháng/lần trong thời gian dịch COVID-19

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã ký công văn gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế ngành để hướng dẫn kê đơn Thu*c trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.

Những cách ăn trứng gà 'hạ độc' cơ thể, nhiều người Việt làm hàng ngày

Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng và quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Thế nhưng nếu ăn trứng gà sai cách sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng và còn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Những 'đại kỵ' khi ăn lẩu không phải ai cũng biết

Đây là những sai lầm cơ bản khi ăn lẩu mà nhiều người Việt đang mắc phải. Về lâu dài, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.

Yêu cầu các bệnh viện giãn cách, hạn chế tối đa người nhà chăm bệnh nhân

Thực hiện giãn cách tại các khu vực tập trung đông người trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hạn chế tối đa người nhà chăm sóc người bệnh, tạo môi trường thoáng khí cho các buồng bệnh. Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện tại các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực.

5 tiếng, thế giới tăng thêm hơn 1.100 người Tu vong vì COVID-19

Bản tin mới nhất cập nhật 14 giờ chiều 2/8 của Bộ Y tế cho biết, thế giới ghi nhận 18.026.716 người mắc; 688.982 người Tu vong, tăng hơn 1.100 ca so với 9 giờ sáng cùng ngày (17.999.262 người mắc; 687.807 người Tu vong). Việt Nam hiện có 271 ca mắc COVID-19 đang được điều trị.

Hoài Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/6-bn-covid19-moi-o-quang-nam-ban-hang-an-tiep-xuc-nhieu-nguoi-khong-ro-dia-chi-1699166.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY