Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

6 hiểu lầm về bệnh tiểu đường khiến bạn khó phòng và chữa bệnh

Bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho dù bạn không có thói quen ăn ngọt hay trong gia đình không có tiền sử bị bệnh này.
Hiểu lầm 1: Ăn đường khiến bạn bị bệnh tiểuđường
Có hai loại bệnh tiểu đường - loại 1 và loại 2. Bệnh tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thểkhông thể sản xuất đủ insulin. Nó xảy ra khi các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủynhầm lẫn bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể do một phản ứng tự miễn dịch.
Di truyền học có thể đóng một vai trò trong quá trình này và nó có thể được kích hoạtbởi một bệnh nhiễm trùng nhất định hoặc do một số hormone trong máu. Trong bệnh tiểu đường loại 2,insulin được tiết ra bởi tuyến tụy hoặc là không đủ hoặc cơ thể không thể nhận ra insulin và sửdụng nó đúng cách (kháng insulin).
Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền và các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống. Do đó, ăn đườngkhông phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa

Hiểu lầm 2: Không được ăn trái cây khi bị tiểuđường
Bất kỳ thực phẩm có chứa carbohydrate nào cũng sẽ làm tăng đường huyết nhưng cách duy nhất đểxem lượng đường trong máu của bạn cao bao nhiêu là chỉ số đường huyết (GI). Giá trị GI càng thấp sựgia tăng lượng đường trong máu càng ít.
Hầu hết các loại trái cây có giá trị GI thấp. Trái cây cũng là nguồn vitamin, khoáng chất,chất xơ tuyệt vời, và tương đối ít calo. Nhưng hãy cẩn thận với các loại nước ép trái cây, đặc biệtlà những loại đóng gói bởi vì chúng thường chứa nhiều đường và chất bảo quản.
Hiểu lầm 3: Tập thể dục nhiều không tốt với bệnh nhân tiểuđường
Ngược lại, tập thể dục là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Tập thể dụcthường xuyên, đặc biệt đi bộ, chạy bộ… giúp kiểm soát cân nặng của bạn, cung cấp cho bạn nhiều nănglượng hơn và tốt cho sức khỏe tổng thể. Nó cũng giúp kiểm soát độ lượng đường trong máu bằng cáchtăng độ nhạy của cơ thể với insulin.
Hiểu lầm 4: Không bị tiểu đường nếu gia đình không có tiền sửmắc bệnh
Nhiều người vẫn mắc bệnh tiểu đường mặc dù thực tế là gia đình họ không có tiền sử bệnh. Yếutố di truyền đóng một vai trò quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Điểm mấu chốt đểgiảm thiểu nguy cơ bị bệnh tiểu đường là bạn cần phải tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Ảnh minh họa

Hiểu lầm 5: Bị tiểu đường thì phải tuyệt đối tuân thủ chế độăn kiêng
Một kế hoạch ăn lành mạnh cho những người có bệnh tiểu đường nói chung là giống như một chế độăn uống lành mạnh cho bất cứ ai - ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), hạn chế muối vàđường, nên ăn nhiều loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây. Các thực phẩm "ăn kiêng"thường không cung cấp lợi ích đặc biệt gì cho người bệnh.
Hiểu lầm 6: Ăn nhiều tinh bột là nguyên nhân gây bệnh tiểuđường
Bệnh tiểu đường ít gặp nhất trong các nhóm dân cư có chế độ ăn giàu tinh. Tại Nhật Bản, nơigạo là lương thực truyền thống. Trước năm 1980, ít hơn 5 phần trăm dân số bị tiểu đường. Nhưng khithức ăn nhanh và thịt bắt đầu thay dần bữa cơm, bệnh tiểu đường đã trở nên phổ biến hơn. Đến năm1990, tỷ lệ bệnh tiểu đường ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi.
Tại Mỹ, nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 là cao nhất trong số những người thường xuyên ăn thịt.Người ăn chay có nguy cơ mắc bệnh thấp nhất dù họ ăn nhiều tinh bột.
AloBacsi.vn
Theo Ngọc Diệp - Trí Thức Trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/6-hieu-lam-ve-benh-tieu-duong-khien-ban-kho-phong-va-chua-benh-n70543.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY